Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Người góp sức làm thay đổi làng Le

Hoàng Thùy - 10:29, 17/11/2020

Dân tộc Rơ Măm sinh sống tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum). Đây là một trong những DTTS rất ít người của nước ta. Ở làng Le, già làng A Blong (SN 1952) được ví như “pho sử sống”, người góp công lớn làm nên diện mạo làng Le bây giờ. Già A Blong là một trong số ít Người có uy tín của tỉnh Kon Tum vinh dự được tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, năm 2020 sắp tới.

Người dân làng Le phát triển chăn nuôi gia súc
Người dân làng Le phát triển chăn nuôi gia súc

Sinh ra ở làng Le, già A Blong đã chứng kiến bao thăng trầm của đồng bào Rơ Măm, đói nghèo, lạc hậu bủa vây. Lớn lên, ông sớm tham gia quân ngũ phục vụ kháng chiến. Năm 1973, ông rời quân ngũ đi học bổ túc văn hóa, rồi làm việc ở bưu điện huyện. Năm 1974, ông chuyển sang làm cán bộ giáo dục, cho đến năm 1987, sau khi tốt nghiệp sơ cấp sư phạm, ông được huyện phân công dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học tại xã Mô Rai, rồi được đề bạt làm Hiệu trưởng trường tiểu học ở vị trí này suốt 18 năm.

Với vai trò trách nhiệm và sự vận động của ông trong quá trình công tác, tất cả trẻ em làng Le và các làng trong xã đều đến trường học, không còn ai mù chữ. Năm 2009, ông nghỉ hưu và tiếp tục tham gia công việc của làng, xã và được bà con tín nhiệm bầu làm già làng.

Già làng A Blong cho biết: Người Rơ Măm sinh sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng lúa, cao su, mì (sắn) và cây bông, với phương thức canh tác lạc hậu và tồn tại rất nhiều hủ tục, đời sống khó khăn. Tôi đã cùng với các đảng viên trong làng, đi đầu trong việc từ bỏ hủ tục và lưu giữ những phong tục, tập quán tốt đẹp. Hiện tại người Rơ Măm luôn duy trì 3 lễ hội quan trọng nhất, liên quan đến vòng đời của cây lúa rẫy: Chọc tỉa, cúng mừng lúa lên đòng và cúng lúa mới.

Công tác xã hội nhiều năm, già A Blong có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm bên ngoài nên chủ động chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế gia đình và đã rất thành công. Từ kinh nghiệm của mình, già vận động Nhân dân chuyển đổi cây trồng phát triển kinh tế. Ngày ngày, già đến từng nhà, vận động bà con cải tạo vườn tạp, đất trống đồi núi trọc để tăng diện tích cây trồng, không phá rừng làm nương rẫy, không di cư hay vượt biên trái phép…

Già A Blong cho rằng, học chữ rất quan trọng, có chữ mới làm kinh tế tốt được. Nhờ công tác vận động, tuyên truyền của già làng A Blong mà ngày nay, trẻ em dân tộc Rơ Măm được đến trường đầy đủ. Các gia đình đều có ý thức cho con đến trường. Vào năm học mới, bà con biết mua sắm quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho con cái học hành. Ông luôn động viên những gia đình có điều kiện cho con em tiếp tục học lên cao. Vì thế mà bây giờ làng Le có nhiều người học cao, làm ở cấp huyện, cấp tỉnh.

Nhắc đến vai trò của già trong cộng đồng, già làng A Blong cười hiền nói: Đối với đồng bào Rơ Măm, cuộc sống có được như ngày nay là nhờ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là công ơn của Bác Hồ. Trong mỗi nóc nhà của đồng bào Rơ Măm đều treo ảnh Bác. “Bà con nhìn thấy Bác, học và làm theo lời của Bác để sống đoàn kết, thương yêu nhau, giúp nhau vươn lên xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế”.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận