Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phố đi bộ ở Ninh Bình đang rơi vào tình trạng “chết yểu”!

Thiên An - 22:03, 21/04/2023

Phố đi bộ Ninh Bình nằm trong đoạn đường Đào Duy Từ (thuộc phường Đông Thành, Tp. Ninh Bình). Năm 2018, UBND Tp. Ninh Bình giao cho một doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng và khai thác. Tuy nhiên, sau 5 năm đi vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình rơi bào tình trạng bị bỏ hoang và nguy cơ “chết yểu”!

Thời gian đầu, phố đi bộ còn là niềm tự hào của người dân tỉnh Ninh Bình
Thời gian đầu, phố đi bộ còn là niềm tự hào của người dân tỉnh Ninh Bình

Chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2018, phố đi bộ Ninh Bình được xem là điểm nhấn của không gian đô thị về đêm, với các hoạt động mua sắm, vui chơi giải trí tấp nập... Thời gian đầu, phố đi bộ là niềm tự hào của nhiều người dân tỉnh Ninh Bình, bởi nơi đây là nơi giao lưu của người dân địa phương và là nơi tham quan, tìm hiểu văn hóa của khách du lịch khi đến với Ninh Bình. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần, tuyến phố thường thu hút lượng lớn người dân và du khách.

Anh Phạm Ngọc Toản - phường Thanh Bình, Tp. Ninh Bình cho biết: Trước đây, khi mới đi vào hoạt động, phố đi bộ Ninh Bình đông vui lắm. Cứ tầm 17h hàng ngày là lực lượng chức năng chặn đường cấm các phương tiện giao thông đi vào, hàng quán bày bán nhộn nhịp đến tận khuya. Nhưng gần đây, phố đi bộ đìu hiu, vắng khách. Đặc biệt, kể từ năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam cho đến nay, thì các hoạt động về đêm ở đây đã dừng hoạt động.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, sau một thời gian dài không hoạt động, những dãy ki ốt bán hàng lưu niệm, đồ ăn vặt... ở đây cũng dần xuống cấp. Một số hạng mục chính của phố đi bộ này, cũng bỏ hoang cho cỏ dại mọc, gây lãng phí.

Phòng chiếu phim bị bỏ hoang đã xuống cấp nghiêm trọng
Phòng chiếu phim bị bỏ hoang đã xuống cấp nghiêm trọng

Ông Hoàng Hoa Thắng - Phó Chủ tịch UBND Tp. Ninh Bình cho biết: Theo quy hoạch chung của tỉnh Ninh Bình, thành phố sẽ hình thành các trung tâm chuyên ngành, phát triển các trọng điểm trong khu vực đô thị, tập trung thành tuyến phố du lịch với các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cao cấp, tuyến phố đi bộ, phố mua sắm… Năm 2018, một doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội đã về đầu tư, xây dựng và vận hành khai thác tuyến phố đi bộ này.

Cũng theo ông Thắng, sự hình thành của tuyến phố đi bộ đầu tiên tại đường Đào Duy Từ, phường Đông Thành, với kỳ vọng tạo nên không gian công cộng lành mạnh, là nơi giao lưu của người dân địa phương cũng như nơi tham quan, tìm hiểu văn hóa của khách du lịch.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên các hoạt động về đêm tại Phố đi bộ phải dừng hoạt động. Bên cạnh đó, hiện nay, khu Phố cổ Hoa Lư đã được phục dựng lại nằm ngay cạnh phố đi bộ Ninh Bình, nên du khách chủ yếu đổ về khu Phố Cổ Hoa Lư để tham quan, mua sắm.

Công trình tại phố đi bộ đang có dấu hiệu xuống cấp
Công trình tại phố đi bộ đang có dấu hiệu xuống cấp

"HIện nay, tuyến đi bộ này vẫn do doanh nghiệp quản lý, doanh nghiệp vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ ý kiến nào của họ về việc có tiếp tục khai thác tuyến này nữa hay không”, ông Hoàng Hoa Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tp. Ninh Bình cho biết thêm.

Nhìn từ thực tế hoạt động của phố đi bộ ở Ninh Bình cho thấy, bài toán quy hoạch đô thị ở địa phương luôn là vấn đề cần được các cơ quan chức năng quan tâm, tính toán kỹ hơn nữa để tránh lãng phí về nguồn lực đầu tư, cũng như ảnh hưởng đến mỹ quan của đô thị.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.