Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Thiên An - 10:15, 29/03/2023

Núi Cánh Diều ở phường Thanh Bình, Tp. Ninh Bình được xếp hạng Di tích Danh thắng quốc gia năm 1962, là một trong “tứ đại danh sơn” của Tp. Ninh Bình. Tuy nhiên, nhiều năm qua, Núi Cánh Diều đang bị lãng quên.

Núi Cánh Diều hiện có các di tích tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại lâu đời như đền Đức Thánh Cả, Động Tiên Sơn...
Núi Cánh Diều hiện có các di tích tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại lâu đời như đền Đức Thánh Cả, Động Tiên Sơn...

Núi Cánh Diều ở phường Thanh Bình, Tp. Ninh Bình được xếp hạng Di tích Danh thắng quốc gia năm 1962, là một trong “tứ đại danh sơn” của Tp. Ninh Bình. Tuy nhiên hiện nay, Núi Cánh Diều đang bị lãng quên.

Với nhiều giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt, núi Cánh Diều đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích Danh thắng cấp quốc gia năm 1962. Trải qua thời gian dài, núi có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Diên Sí Sơn, núi Cánh Diều, núi Ngọc Mỹ Nhân. Trong đó tên gọi Cánh Diều được dùng nhiều nhất.

Có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, núi Cánh Diều là nơi lưu giữ dấu ấn vật chất và tinh thần của các vị vua chúa, danh nhân, thi sĩ nổi tiếng của nước ta từ hàng trăm năm qua. Đây cũng là một trong những ngọn núi được nhiều danh sĩ lựa chọn làm đề tài để sáng tác thơ, ca, khẳng định giá trị cảnh quan, văn hóa của di tích trên vùng đất Ninh Bình.

Tại Di tích quốc gia núi Cánh Diều hiện có các di tích tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại lâu đời như đền Đức Thánh Cả, Động Tiên Sơn... Bên cạnh đó, núi Cánh Diều là nơi ghi dấu ấn lịch sử hào hùng của quân và dân Ninh Bình trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Chúng tôi đến vãn cảnh núi Cánh Diều vào một buổi chiều cuối tháng 3. Xung quanh núi Cánh Diều không có nổi một con đường đi bằng phẳng mà chỉ là lối mòn đầy cỏ dại, lối dẫn vào đền Đức Thánh Cả còn bị chợ dân sinh xâm lấn khiến du khách rất ngỡ ngàng và không nghĩ đây lại là Di tích lịch sử quốc gia?

Rác thải bừa bãi nhiều nơi trong khuôn viên núi Cánh Diều, nhìn rất mất mỹ quan.
Rác thải bừa bãi nhiều nơi trong khuôn viên núi Cánh Diều, nhìn rất mất mỹ quan.

Bên trong khu vực Động Tiên Sơn - phía Bắc núi Cánh Diều, thờ cúng các vị thần: Tam tòa Thánh Mẫu, Thánh Cô Thánh Cậu, Ban Trần Triều, Ban Thờ Phật, Bà Chúa Động - Ngọc Mỹ Nhân. Do không được quan tâm, đầu tư tôn tạo nên khu vực đền trở nên chắp vá, rác thải bừa bãi nhiều nơi trong khuôn viên, nhìn rất mất mỹ quan.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, lãnh đạo UBND phường Thanh Bình, Tp. Ninh Bình cho biết, địa phương rất mong muốn khu vực di tích quốc gia núi Cánh Diều sớm có quy hoạch chi tiết và được đầu tư tôn tạo lại khu vực đường đi, hồ nước, cảnh quan môi trường xung quanh để di tích xứng tầm là di tích quốc gia.

Ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình) cho biết: Sau gần 60 năm được công nhận, mới đây, di tích núi Cánh Diều mới được các sở, ngành, chính quyền địa phương tiến hành cắm lại mốc giới khoanh vùng để bảo vệ.

Mong rằng các cơ quan chức năng của Tp. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình sớm vào cuộc để núi Cánh Diều được quan tâm, đầu tư tôn tạo xứng tầm với danh hiệu và không trở thành phế tích. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.