Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai trao Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Quảng trường Đại Đoàn Kết

Ngọc Thu - 17:08, 17/03/2023

Ngày 17/3, tại Tp. Pleiku, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 10 năm công trình Quảng trường Đại Đoàn Kết khánh thành, đưa vào sử dụng và trao Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh.

Quảng trường Đại Đoàn Kết được khánh thành ngày 9/12/2012 có tổng diện tích 10,6 ha với nhiều hạng mục như: Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, dàn cồng chiêng…
Quảng trường Đại Đoàn Kết được khánh thành ngày 9/12/2012, có tổng diện tích 10,6 ha với nhiều hạng mục như: Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, dàn cồng chiêng…

Với mong ước khôn nguôi được đón Bác về với đồng bào Tây Nguyên và xuất phát từ sự đồng thuận của cán bộ, Nhân dân và cả hệ thống chính trị của tỉnh, ngày 30/6/2008, Tỉnh ủy Gia Lai có đã xin chủ trương xây dựng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý. Đây là niềm vui, là vinh dự lớn đối với tỉnh Gia Lai nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung.

Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên là một trong những hạng mục quan trọng tại Quảng trường Đại Đoàn Kết hiện nay. Quảng trường nằm ở trung tâm Tp. Pleiku, được hoàn thiện và tổ chức lễ khánh thành vào ngày 9/12/2012. Công trình có tổng diện tích 10,6 ha với nhiều hạng mục như: Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, dàn cồng chiêng, mô hình núi Hàm Rồng, hồ phun nước nghệ thuật, cột cờ, sân Quảng trường, thạch thư, tháp đá, hòn đá mã não, hồ sen, nơi thờ Bác Hồ, vườn cây…

Quang cảnh buổi tọa đàm kỷ niệm 10 năm công trình Quảng trường Đại Đoàn Kết khánh thành
Quang cảnh buổi Tọa đàm kỷ niệm 10 năm công trình Quảng trường Đại Đoàn Kết khánh thành

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long khẳng định: “Quảng trường sau khi đưa vào sử dụng đã trở thành niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai. Sự hình thành của Quảng trường không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, giá trị về mặt kiến trúc xây dựng mà còn là biểu tượng của sự phát triển văn hóa - xã hội. Đây là công trình tiêu biểu, điểm nhấn quan trọng đối với du lịch địa phương, đồng thời là địa điểm vui chơi, giải trí của đông đảo quần chúng Nhân dân, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh”.

Hiện nay, Quảng trường Đại Đoàn Kết do Bảo tàng tỉnh Gia Lai quản lý, với lực lượng lao động trực tiếp là 38 người; công tác phối hợp bảo đảm an toàn an ninh trật tự luôn được bảo đảm. Đến thời điểm hiện tại, có gần 2.000 cây được trồng ở Quảng trường Đại Đoàn Kết với nhiều chủng loại khác nhau. Đơn vị quản lý đã phân công nhiệm vụ cụ thể, thực hiện tốt việc duy trì, chăm sóc vườn cây, thảm cỏ và bảo đảm vệ sinh môi trường.

Quảng trường Đại Đoàn Kết nằm trung tâm Tp. Pleiku, là nơi tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của tỉnh Gia Lai
Quảng trường Đại Đoàn Kết nằm trung tâm Tp. Pleiku, là nơi tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của tỉnh Gia Lai

Trong thời gian qua, các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các đoàn đại biểu tỉnh bạn… đã tới tham quan, dâng hoa báo công với Bác và trồng cây lưu niệm tại Quảng trường. Từ khi khánh thành đến nay, tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Đối với Nhân dân tỉnh Gia Lai, Quảng trường Đại Đoàn Kết là điểm tham quan, vui chơi, giải trí hàng ngày và vào các dịp lễ hội, ngày nghỉ, ngày Tết.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã có nhiều tam luận xoay quanh các nội dung: Phát huy giá trị công trình Quảng trường Đại Đoàn Kết trong tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức, lịch sử truyền thống; giá trị thẩm mỹ, kiến trúc, cảnh quan của Quảng trường; công tác phối hợp quy hoạch, mở rộng Quảng trường trong thời gian tới; đánh giá thực trạng bố trí giao thông khu vực này và đề xuất mở thông đường Trần Hưng Đạo đoạn qua Quảng trường…

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long đã trao Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Quảng trường Đại Đoàn Kết.
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long đã trao Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh: Ngoài khu vực trung tâm là tượng đài Bác Hồ, Quảng trường Đại Đoàn Kết còn còn có những điểm nhấn đặc sắc như: Thạch thư, tháp đá, phòng thờ Bác Hồ, cụm 3 Bảo tàng trong khu vực Quảng trường, dàn cồng chiêng và hoa viên cây xanh rất đẹp, rất phong phú… Với tổng thể đó, Quảng trường xứng đáng là niềm tự hào của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ban quản lý Quảng trường, lãnh đạo Tp. Pleiku tiếp tục phối hợp trong công tác bảo dưỡng, chăm sóc, bổ sung hiện vật nhằm phát huy đồng bộ các giá trị hiện có của Quảng trường để đây luôn là điểm đến hấp dẫn đối với Nhân dân và du khách; là nơi tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của tỉnh.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long đã trao Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Quảng trường Đại Đoàn Kết cho lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng Ban quản lý Quảng trường.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.