Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Phát triển rừng gắn với giảm nghèo

PV - 14:25, 29/01/2018

Những năm gần đây, nhờ triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trồng rừng, đặc biệt là Nghị định 75 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020, đồng bào DTTS vùng biên giới ven sông Đà thuộc tỉnh Lai Châu đã có một phần thu nhập ổn định.

Giúp đồng bào ổn định cuộc sống, gắn quyền lợi của gia đình với bảo vệ và phát triển rừng.

Bản Tó Khò, xã Mù Cả, huyện Mường Tè (Lai Châu) có 46 hộ với 100% là dân tộc Hà Nhì. Được Nhà nước hỗ trợ tiền, cây giống, phân bón và tiền nhận khoán từ bảo vệ rừng, nhiều hộ dân trong bản đã có cơ hội thoát nghèo. Người dân ý thức được rằng trách nhiệm của việc bảo vệ rừng là bảo vệ quyền lợi của chính mình. Chính vì thế, cứ ba đến năm ngày lại có một nhóm gồm năm người lại thay phiên nhau đi kiểm tra rừng, phát đường băng cản lửa. Đồng thời bà con trong bản đã tích cực tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng đến người dân. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng đến người dân.

 

Ông Lỳ Vù Xá, Trưởng bản Tó Khó cho biết: Có tiền bảo vệ rừng đã giúp xóa đói giảm nghèo. Người dân bản đã ý thức được là khi rừng phát triển thì Nhà nước mới hỗ trợ. Riêng bản chúng tôi, mấy năm trở lại đây, nhờ có nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, bà con có thêm thu nhập nên rất là phấn khởi.

Còn đối với người dân bản vùng sâu Mé Gióng thuộc xã biên giới Ka Lăng, huyện Mường Tè thì kinh tế rừng đã cho họ một cuộc sống bớt khó khăn hơn. Trước đây, gia đình anh Pờ Lâm Sơn ở bản Mé Gióng cùng với các hộ dân người dân tộc Hà Nhì trong bản thường hay đi rừng xẻ gỗ bán lấy tiền, phá rừng làm nương. Nhưng từ khi được Nhà nước hỗ trợ trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng thì cuộc sống có sự thay đổi rõ nét; việc chặt phá rừng làm nương rẫy đã không còn. Anh Sơn và các hộ dân đã tham gia vào tổ bảo vệ rừng. Có tiền hỗ trợ của Nhà nước, cuộc sống gia đình anh cũng ổn định hơn. Với số tiền từ trồng rừng và dịch vụ môi trường rừng mang lại mỗi năm, gia đình anh và nhiều hộ khác đã có điều kiện mua sắm thêm vật dụng sinh hoạt và nuôi con ăn học.

Anh Pờ Lâm Sơn, bản Mé Gióng chia sẻ: “Gia đình tôi được hưởng từ tiền bảo vệ rừng; tôi dùng số tiền đó cộng với tiền tiết kiệm của gia đình từ các nguồn thu khác đi mua con trâu để làm sức cày kéo. Và mua thêm một số vật dụng gia đình và cho con cái ăn học”.

Toàn huyện Mường Tè có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất của tỉnh Lai Châu. Theo thống kê, tiền chi trả bảo vệ rừng bình quân cho các hộ dân trong huyện là trên 400.000 đồng/ha/năm. Đối với hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng thì được trợ cấp 15kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Nguồn thu này tuy không lớn nhưng đã góp phần cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Ông Tống Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè cho biết: Việc vi phạm về Luật Bảo vệ phát triển rừng đã được giảm thiểu rất nhiều; ý thức trách nhiệm của nhân dân, cũng như các cán bộ, cấp ủy chính quyền được nâng lên trong đó đặc biệt là vai trò quản lý của các xã cũng như các bản; qua đó nâng cao trách nhiệm, ý thức trong việc quản lí, bảo vệ, phát triển rừng hàng năm.

Nhờ đó mà chỉ trong mấy năm độ che phủ rừng của tỉnh đã tăng lên gần 46% (diện tích rừng của tỉnh Lai Châu năm 2015 là trên 412 nghìn ha, chủ yếu là rừng phòng hộ); các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, số vụ cháy rừng giảm qua các năm, tình trạng phá rừng đốt nương làm dẫy của vùng đồng bào dân tộc đã được hạn chế.

SAN SAN

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận