Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển cây ngô sinh khối trên đất nhàn rỗi

Như Lan - 10:55, 03/11/2020

Mới đây, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đồng tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Sản xuất ngô sinh khối”. Diễn đàn có sự tham gia của các Trung tâm Khuyến nông và nông dân 5 tỉnh, thành phố gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương.

Thu hoạch ngô sinh khối ở Vĩnh Phúc.
Thu hoạch ngô sinh khối ở Vĩnh Phúc.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, theo mục tiêu của tái cơ cấu đến năm 2025, ngành Chăn nuôi Việt Nam có kế hoạch nâng tổng đàn trâu lên 2,4 triệu con, bò thịt 6,6 triệu con và khoảng 552.000 con bò sữa, chưa kể các loại gia súc ăn cỏ khác như dê, cừu... cũng đang tăng nhanh về tổng đàn khiến nhu cầu về thức ăn thô, xanh phục vụ cho việc nâng tổng đàn gia súc ăn cỏ của cả nước rất lớn.

Tính riêng nhu cầu, dê cần khoảng 140 - 150.000 ha gieo các cây ngô sinh khối (ngô sinh khối là cây ngô được thu hoạch ở giai đoạn bắp ngô còn non để làm thức ăn cho gia súc), chưa kể nhu cầu mở rộng diện tích ngô sinh khối phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trao đổi tại Diễn đàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc Lê Văn Dũng cho rằng, so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, một năm, tỉnh có thể sản xuất ngô 3 vụ, riêng vụ đông chiếm từ 43 - 51% tổng diện tích sản xuất. Những năm gần đây, tại một số xã, huyện trong tỉnh đã chuyển đổi một phần diện tích ngô lấy hạt sang trồng giống ngô sinh khối song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về thức ăn thô xanh cho ngành Chăn nuôi phát triển nhanh.

Trong Diễn đàn, Ban Chủ tọa và Ban Cố vấn đã giải đáp nhiều câu hỏi của đại biểu và bà con nông dân liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngô sinh khối; trong đó, tập trung chủ yếu về cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân trong việc dồn điền đổi thửa, tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, để ngô sinh khối đạt năng suất tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát biểu tổng kết Diễn đàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh nhấn mạnh, việc phát triển cây ngô sinh khối ở nước ta đang triển khai ở giai đoạn đầu, sản xuất vẫn còn phân tán, nhỏ lẻ, việc áp dụng cơ giới hóa còn thấp, kỹ thuật canh tác, chưa cao. Các tỉnh phía Bắc nên tận dụng quỹ đất lúa nhàn rỗi trong vụ đông để trồng ngô sinh khối, chọn lọc những giống có năng suất cao; các địa phương cần rà soát công tác quy hoạch sản xuất ngô sinh khối gắn với thu mua, tiêu thụ, có cơ chế chính sách riêng trong sản xuất ngô sinh khối.

Thông qua Diễn đàn, ông Lê Quốc Thanh mong muốn, các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp, người nông dân sẽ đánh giá và rút kinh nghiệm, tìm thêm những giải pháp, cách tổ chức sản xuất phù hợp để mô hình cây ngô sinh khối phát triển mạnh hơn trong thời gian tới...

(Tin thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.