Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong hoạt động giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc

T.Hợp - 14:15, 29/03/2022

Sáng 29/3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2022-2025.

Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa hai tổ chức. Ảnh: ĐĂNG HẢI
Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa hai tổ chức. Ảnh: ĐĂNG HẢI

Theo ký kết giữa T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hai bên sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thanh niên.

Một số nội dung cụ thể phối hợp giữa hai bên như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ chủ trì vận động nguồn lực, tổ chức các hoạt động vì an sinh xã hội trong các đối tượng thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào nghèo nơi biên giới, miền núi, hải đảo.

Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, tinh thần hướng thiện, yêu chuộng hòa bình, yêu quý đồng bào cho các tầng lớp thanh niên; Hỗ trợ nguồn lực xây dựng Nhà Nhân ái, nhà văn hóa thôn, bản tại các khu vực khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo…

Bên cạnh đó, hai đơn vị sẽ triển khai các hoạt động cụ thể, phù hợp, kịp thời cứu trợ đồng bào vùng bão lụt, thiên tai, khắc phục hậu quả, giảm thiểu khó khăn, các hoạt động hỗ trợ thanh thiếu niên và người dân khôi phục đời sống kinh tế sau ảnh hưởng thiên tai và dịch bệnh Covid-19.

T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chủ trì, tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên là chức sắc, thanh niên Phật tử thông qua các hoạt động chăm lo, đồng hành, hỗ trợ thực hành sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật, phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc; đặc biệt là các CLB thanh niên Phật tử tham gia các hoạt động của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp.

Hằng năm xây dựng ít nhất 100 “Nhà nhân ái”, nhà văn hóa thôn, bản, mỗi công trình trị giá ít nhất 50 triệu đồng; ít nhất 10 “Trường đẹp cho em”, “Nhà bán trú cho em”, mỗi công trình trị giá ít nhất 500 triệu đồng; vận động trao ít nhất 1 nghìn suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) tặng học sinh vượt khó học tốt và 1 nghìn sổ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm y tế tặng người có công, trẻ em và người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng với đó, 2 bên sẽ phối hợp vận động thanh niên Phật tử tham gia tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa là cơ sở hoạt động, truyền bá Phật giáo; xây dựng, phát huy vai trò của thanh niên chức sắc, nhà tu hành, phật tử là thanh niên tiêu biểu; triển khai các hoạt động cứu trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lụt, thiên tai, hỗ trợ thanh thiếu niên, người dân khôi phục đời sống kinh tế sau thiên tai và đại dịch…

Hằng năm, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp sẽ xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chương trình phối hợp; tổ chức đánh giá kết quả hoạt động, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong việc triển khai thực hiện chương trình phối hợp./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.