Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát động cuộc thi trắc nghiệm "Hành hương về miền đất Phật"

Nguyệt Anh (T/h) - 10:37, 16/11/2021

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát động cuộc thi trắc nghiệm kiến thức Phật giáo "Hành hương về miền đất Phật".Cuộc thi do Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và ứng dụng ví điện tử Momo tổ chức.

Thượng tọa Thích Thanh Huân trao đổi tại buổi phát động.
Thượng tọa Thích Thanh Huân trao đổi tại buổi phát động.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Cuộc thi nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức Phật pháp trong cộng đồng tăng ni, Phật tử và những người yêu mến đạo Phật. Hòa thượng bày tỏ mong muốn thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, Cuộc thi sẽ được lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Cuộc thi nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức Phật pháp trong cộng đồng tăng ni, Phật tử và những người yêu mến đạo Phật. Hòa thượng bày tỏ mong muốn thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, Cuộc thi sẽ được lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Theo Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma, Cuộc thi hướng đến nâng cao nhận thức về Phật giáo Ấn Độ để các bạn trẻ ở Việt Nam hiểu biết nhiều hơn về các danh thắng của đất nước này. Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ ngoại giao lâu đời. Nền văn hóa của hai nước mang đậm giá trị văn hóa Phật giáo, với nhiều di sản có ý nghĩa to lớn. Sự kết nối của 2 quốc gia dựa trên nền tảng văn hóa Phật giáo và danh thắng về miền Đất Phật sẽ giúp các bạn trẻ ở Việt Nam hiểu hơn về cuộc đời của Đức Phật. Thông qua chương trình này, mọi người có thể biết đến các danh thắng của Phật giáo Ấn Độ, hiểu hơn về cuộc đời của Đức Phật.

Đại sứ Pranay Verma cho biết, du lịch là mối quan tâm cũng như hướng phát triển của Ấn Độ. Ấn Độ đã mở cửa các đường bay quốc tế từ ngày 15/10, đến thời điểm này, mọi người có thể đến Ấn Độ tham quan, du lịch và được kiểm soát dịch bệnh COVID-19 chặt chẽ.

Ngài Pranay Verma - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam
Ngài Pranay Verma - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam

Cuộc thi "Hành hương về miền đất Phật" được tổ chức bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến, chia làm 3 vòng, bắt đầu từ 20 giờ các ngày 25/11, 14/12 và 21/12 năm 2021. Người tham gia dự thi có thể kích hoạt vào link: www.anvientv.com.vn/kienthucphatgiao.

Vòng 1 sẽ có 30 câu hỏi, người dự thi trả lời trong vòng 45 phút. 100 người trả lời đúng nhất và nộp bài thi sớm nhất sẽ được tham gia vào vòng 2.
Vòng 2 cũng sẽ có 30 câu hỏi với thời gian thi 45 phút. 18 người trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được chọn vào vòng 3.
Vòng 3 có 50 câu hỏi, người thi sẽ trả lời trong 60 phút. Ba người trả lời đúng và nhanh nhất, nộp bài thi sớm nhất sẽ được chọn để thi vòng cuối tại Ấn Độ.
Theo Ban Tổ chức, ngôn ngữ chính của cuộc thi là tiếng Việt với chủ đề kiến thức Phật giáo, cuộc đời Đức Phật, kiến trúc Phật giáo. Kết quả cuộc thi sẽ được công bố trên các fanpage và thông báo trực tiếp qua email và điện thoại.
Tổng giá trị giải thưởng của Cuộc thi là 50 triệu đồng tiền mặt dành cho những thí sinh xuất sắc nhất vượt qua 2 vòng đầu tiên. Giải đặc biệt cho 3 người chơi xuất sắc nhất là gói đi du lịch Ấn Độ và tham gia vòng cuối dự kiến được tổ chức trong quý I/2022.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.