Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát huy vai trò của đồng bào DTTS trong bảo vệ đa dạng sinh học

Hồng Phúc - 10:17, 15/06/2020

Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng đánh giá, Việt Nam là một trong các quốc gia có tổn hại lớn về hệ sinh thái tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng, diện tích đất có rừng toàn quốc gần 14,5 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 10 triệu ha, rừng trồng hơn 4 triệu ha. Trong những năm qua, sự tham gia tích cực của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS đang góp phần không nhỏ vào bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Việt Nam.

Cán bộ Kiểm lâm đồng hành cùng người dân hướng dẫn chăm sóc, thu hoạch, bảo vệ tài nguyên rừng. Ảnh: Đăng Thy.
Cán bộ Kiểm lâm đồng hành cùng người dân hướng dẫn chăm sóc, thu hoạch, bảo vệ tài nguyên rừng. Ảnh: Đăng Thy.

Cả nước hiện có 173 khu bảo tồn với tổng diện tích hơn 2.500ha, gồm 33 vườn quốc gia, 66 khu dự trữ thiên nhiên, 18 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 56 khu bảo vệ cảnh quan. Có 23 quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phê duyệt, 11 tỉnh đã xây dựng xong chờ phê duyệt.

Hiện nay, nhiều địa phương đang tích cực triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt như Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ninh… Các tỉnh còn chủ động quy hoạch thêm các đối tượng quy hoạch mới gồm 44 khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), 37 cơ sở bảo tồn ĐDSH và 15 hành lang ĐDSH. Nhiều khu BTTN nằm ở miền núi, vùng đồng bào DTTS như: Khu BTTN Mường Nhé, Khu BTTN Pù Luông, Vườn quốc gia Cúc Phương… đang thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ ĐDSH với sự tham gia tích cực của đồng bào DTTS.

Trong những năm qua, hoạt động bảo vệ môi trường trên cả nước nói chung, khu vực DTTS và miền núi nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng. Bằng phương pháp tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ động vật hoang dã, cán bộ Kiểm lâm đến từng nhà, hướng dẫn bằng hình ảnh dễ hiểu, sinh động kết hợp nắm thông tin và thực việc giao khoán rừng, huy động sức dân tham gia giữ rừng.

Vườn quốc gia Ba Bể là một ví dụ điển hình cho việc thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ ĐDSH khi vận động được sự tham gia tích cực của đồng bào DTTS tại khu vực. Vườn đã giao khoán toàn bộ diện tích cho 41 thôn, bản quản lý, bảo vệ, trung bình mỗi thôn nhận khoán 50 - 70ha, tuần tra rừng 3 - 4 lần/tuần. Mỗi năm, lực lượng Kiểm lâm thực hiện 4 đợt truy quét cao điểm những khu vực có nguy cơ phá rừng cao. 5 năm qua, tỷ lệ phá rừng giảm dần, năm 2019 chỉ còn 16 vụ, giảm 12 vụ so với năm 2018. Rừng xanh được giữ, nhiều loài động vật quý hiếm nay đã trở về.

Có thể nói, đồng bào DTTS góp một phần lớn vào hiệu quả của bảo vệ ĐDSH trên khắp cả nước. Đây là kết quả từ tư duy tiến bộ của bà con DTTS: Chọn chung sống với rừng.

Là những người trực tiếp sinh sống và thụ hưởng lợi ích từ các khu BTTN, Vườn quốc gia,… đời sống kinh tế của bà con ngày một nâng cao khi thay đổi quan điểm, tư duy bảo vệ ĐDSH gắn với phát triển sinh kế bền vững như: Trồng rừng, trồng rau, cây đặc sản, làm du lịch cộng đồng…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.