Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hrê

PV - 11:09, 04/08/2022

Huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã và đang nỗ lực phục hồi, giữ gìn các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Hrê thông qua việc ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề về “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch”.

Một tiết mục múa hát được đội văn nghệ xã Sơn Bao (Sơn Hà) biểu diễn
Một tiết mục múa hát được đội văn nghệ xã Sơn Bao (Sơn Hà) biểu diễn

Gìn giữ nét văn hóa truyền thống

Được sự giới thiệu của cán bộ văn hóa xã Sơn Bao (Sơn Hà), chúng tôi tìm đến Nhà văn hóa thôn Làng Mùng để tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây. Vừa bước đến đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng nhạc, tiếng chiêng âm vang rộn ràng. Trong trang phục truyền thống của người Hrê, những già làng, chàng trai, cô gái miền sơn cước đang uyển chuyển theo từng điệu chiêng, tiếng nhạc cụ truyền thống.

Ông Đinh Văn Lũ, ở thôn Làng Mùng chia sẻ, ngoài thời gian lên rẫy, ra ruộng, thì tôi tập trung tại nhà văn hóa thôn để tập luyện văn nghệ. Mấy cháu trẻ trong làng giờ cũng biết tập luyện các loại nhạc cụ để giữ gìn nét văn hóa của dân tộc mình.

Đồng bào dân tộc Hrê ở huyện Sơn Hà sở hữu rất nhiều loại nhạc cụ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, như: Cồng chiêng 3, ra ngói, đàn ba rót, đàn ka rầu, chinh ka vong, tà vỗ, chinh ka la... Đa số các loại nhạc cụ này đều được chính người dân tự chế tạo ra từ cây tre, một loại vật liệu đặc trưng gắn liền với đời sống của người Hrê.

Riêng nhạc cụ tà vỗ được nhào nặn từ đất dẻo rồi phơi khô, sau đó đục một lỗ tròn nhỏ ở giữa nhạc cụ để khi thổi tạo ra âm thanh, nhạc điệu. Nhận thấy nét độc đáo trên, nhiều người mê đồ cổ từ các nơi khác đã tìm đến hỏi mua, nhưng người dân vẫn quyết tâm gìn giữ để truyền dạy lại cho thế hệ sau.

Gắn với phát triển du lịch

Xã Sơn Bao là nơi có lợi thế để phát triển du lịch với hồ chứa nước Nước Trong. Đây cũng là địa phương còn lưu giữ nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê. Vì vậy, huyện Sơn Hà đã giao cho xã Sơn Bao thành lập đội văn nghệ đại diện của huyện, để phục vụ khách du lịch tham quan hồ Nước Trong.

Nghệ nhân Đinh Brum đang thổi tà vỗ, một loại nhạc cụ đặc trưng được làm từ đất dẻo của đồng bào dân tộc Hrê
Nghệ nhân Đinh Brum đang thổi tà vỗ, một loại nhạc cụ đặc trưng được làm từ đất dẻo của đồng bào dân tộc Hrê

Chủ tịch UBND xã Sơn Bao Giáp Hùng Vương cho biết, kế hoạch bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Hrê gắn với phát triển du lịch của UBND huyện đã được Nhân dân trong xã đồng tình ủng hộ. Hiện nay, xã thành lập được một đội văn nghệ với 24 thành viên, cũng là đội văn nghệ đại diện của huyện đi lưu diễn ở các nơi. Sau này, xã sẽ thành lập mỗi thôn 1 đội văn nghệ riêng, nhằm phát huy nét văn hóa của địa phương và phục vụ du lịch chuyên nghiệp hơn.

Nghệ nhân Đinh Brum (75 tuổi), ở thôn Làng Mùng, là người am hiểu nhiều nhạc cụ của đồng bào dân tộc Hrê. "Trước đây, tôi chỉ biểu diễn vào các dịp lễ, Tết hay các buổi sinh hoạt của làng. Bây giờ có cơ hội biểu diễn ở những sân khấu lớn hơn, nên đội văn nghệ ai cũng rất vui. Các thành viên trong đội đang tập luyện rất chăm chỉ để chuẩn bị sắp tới phục vụ biểu diễn du lịch ở hồ Nước Trong", ông Brum chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Thùy, công chức văn hóa xã Sơn Bao, cũng là đội trưởng đội văn nghệ của xã cho biết, một số thành viên chính của đội đảm trách việc gõ chiêng và các nhạc cụ kèm theo và một thành viên hát chính, các thành viên còn lại sẽ nhảy theo nhịp chiêng. Các động tác này đều được khắc họa trên choé của đồng bào Hrê nên rất dễ luyện tập.

Giờ đây, đến với hồ Nước Trong, khách tham quan sẽ được đắm mình trong không khí trong lành khi du ngoạn trên thuyền giữa bốn bề sông nước, mây núi. Không những thế, du khách còn được chiêm ngưỡng những điệu nhảy nhẹ nhàng, uyển chuyển của các thôn nữ vùng cao trong trang phục truyền thống của đồng bào Hrê, hòa lẫn trong tiếng cồng chiêng, nhạc điệu dân tộc đặc sắc.

Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của người dân nơi đây và có thể trải nghiệm tự chế biến món ăn hay mặc đồ truyền thống nhảy múa cùng đội văn ngh

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sơn Hà lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định: “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hrê gắn với phát triển du lịch” là nhiệm vụ trọng tâm phải được đặt ngang hàng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của huyện. Trong những năm qua, bên cạnh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, huyện Sơn Hà đã mở nhiều lớp dạy tiếng Hrê, lớp truyền đạt dân ca, dân vũ dân tộc và chế tác cho người dân trên địa bàn, nhất là thế hệ trẻ người Hrê. Đến nay, 14/14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có đội văn nghệ quần chúng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.