Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam: Đại biểu chuyên trách cần hội tụ đủ năng lực chuyên sâu và bản lĩnh

Minh Thu (thực hiện) - 06:19, 20/04/2021

Theo dự kiến, cơ cấu đại biểu chuyên trách của Quốc hội Khóa XV sẽ tăng ít nhất từ 35 - 40% (trong tổng số 500 đại biểu), tương đương với khoảng 205 người. Trước thềm cuộc bầu cử, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tiêu chuẩn cùng những kỳ vọng gửi gắm đối với đại biểu chuyên trách của Quốc hội Khóa XV.

Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thưa ông, ông có thể đánh giá như thế nào về chất lượng hoạt động của Quốc hội và chất lượng của đại biểu chuyên trách trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV vừa qua?

Quốc hội khóa XIV, đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong Nhân dân, là một nhiệm kỳ Quốc hội đổi mới, hoạt động vì dân. Quốc hội khóa XIV đã chú trọng công tác lập pháp, với 72 luật, 18 nghị quyết, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành 2 pháp lệnh, 23 nghị quyết. Đây là khối lượng công việc rất lớn để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền XHCN, kịp thời phê chuẩn các hiệp định quốc tế, tạo môi trường thuận lợi phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thể hiện ước nguyện, lợi ích của Nhân dân, của quốc gia, dân tộc, đưa đất nước hội nhập phát triển, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Quốc hội Khóa XIV đã xem xét, quyết định nhiều quyết sách quan trọng, một số công trình trọng điểm quốc gia, phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; các chính sách tài khóa tiền tệ, hoàn thiện khung pháp lý đầu tư công tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công, phát huy hiệu quả các hình thức đầu tư. Những quyết sách này đã phát huy hiệu quả ổn định kinh tế vĩ mô, nâng sức cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực.

Mỗi kỳ Quốc hội đều có đổi mới, đặc biệt, các đại biểu chuyên trách của Quốc hội ngày càng có nhiều ý kiến tâm huyết, phát huy tinh thần dân chủ, thẳng thắn. Quốc hội Khóa XIV có rất nhiều đại biểu chuyên trách phát huy tốt những nội dung này; đặc biệt, nhiều đại biểu trẻ nhưng đã trải qua nhiều cương vị công tác, có kinh nghiệm, có thực tiễn, từ đó áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn với vai trò của đại biểu chuyên trách.

Ông cho biết, tiêu chuẩn đối với đại biểu chuyên trách nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV tới đây như thế nào?

Đại biểu chuyên trách ngoài việc phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được quy định cụ thể, tại Hướng dẫn 36-HD/BTCTW ngày 20/01/2021 của Ban Tổ chức trung ương, thì còn phải hội tụ đủ năng lực chuyên sâu về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động và bản lĩnh dám nói...để tham gia vào quá trình lập pháp - là một chức năng rất quan trọng của Quốc hội. 

Muốn vậy, đại biểu chuyên trách phải tham gia vào các hoạt động giám sát tối cao, giám sát của Quốc hội trên từng lĩnh vực, phải có tham mưu, đề xuất, nghiên cứu, đưa ra ý kiến, bày tỏ được chính kiến của mình đối với những vấn đề nảy sinh qua giám sát liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Chất lượng đại biểu chuyên trách tại mỗi kỳ Quốc hội đều được nâng lên.
Chất lượng đại biểu chuyên trách tại mỗi kỳ Quốc hội đều được nâng lên.

Mỗi người được đào tạo trên một lĩnh vực, nhưng phải bảo đảm kiến thức chuyên ngành của mình phục vụ cho lĩnh vực công tác, có bản lĩnh, có trình độ phân tích tổng hợp; đặc biệt chú trọng lắng nghe ý kiến của người dân. Từ đó tổng hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân đến Quốc hội; đồng thời phải thông tin lại cho người dân, cho cử tri để giải quyết những tâm tư, nguyện vọng, các ý kiến được thấu đáo. 

Đại biểu chuyên trách đòi hỏi sâu về kiến thức tổng hợp. Bởi lẽ chức năng của ĐBQH, chất lượng hoạt động của Quốc hội phụ thuộc rất nhiều vào các kết quả hoạt động của từng đại biểu.

Ông có gửi gắm gì vào đại biểu chuyên trách trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV tới đây, thưa ông?

Đại biểu chuyên trách thực hiện công việc được giao, chính là sự tin tưởng của người dân phù hợp với khả năng của mình. Là đại biểu chuyên trách, mỗi cá nhân vẫn cần tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 

Thực tế cho thấy, sau mỗi vòng giới thiệu, những người được giới thiệu làm đại biểu chuyên trách cũng ý thức rất rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Cơ quan giới thiệu đại biểu chuyên trách, cũng phải có trách nhiệm tìm những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đủ khả năng tiếp nối và gánh vác trách nhiệm của đại biểu chuyên trách ngày càng tốt hơn.

Do yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, đòi hỏi trình độ, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức, khả năng của đại biểu chuyên trách phải đáp ứng đầy đủ; đặc biệt phải có mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, Bởi vì khi hoạt động chuyên trách, đại biểu có thể hoạt động ở các địa phương, nhưng cũng có thể hoạt động ở các cơ quan Trung ương. Cần có các hình thức để đại biểu chuyên trách làm tốt việc giữ mối liên hệ với cử tri.

Đối với đại biểu chuyên trách, tôi cho rằng, khi trúng cử, không chỉ đại diện cho cử tri địa bàn nơi ĐBQH ứng cử, mà còn đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân cả nước, hoạt động của cả nước và những nội dung quan trọng của đất nước. Do vậy, đại biểu chuyên trách cần chủ động phản hồi lại để người dân và cử tri nơi ứng cử nắm được, yên tâm về những nội dung, những quyết sách lớn của Quốc hội phù hợp với sự gửi gắm, với tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.