Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông nghiệp tuần hoàn - Xu hướng phát triển xanh, bền vững

Minh Anh - 19:44, 10/05/2023

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình khác thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý... Mô hình này được coi là xu phướng nhằm phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.

Sản phẩm được chế biến từ nha đam của GC Food Group chế biến theo chu kỳ tuần hoàn được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Sản phẩm được chế biến từ nha đam của GC Food Group chế biến theo chu kỳ tuần hoàn được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Tiết kiệm phí sản xuất

Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao, nông nghiệp tuần hoàn thật sự là một giải pháp hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Nhận thấy mô hình kinh tế tuần hoàn đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bền vững một số hợp tác xã, trang trại nông nghiệp đã triển khai các mô hình mô hình vườn - ao - chuồng - sản xuất phân hữu cơ - trồng cây ăn quả; mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp…

Điển hình như mô hình sản xuất tại các trang trại của GC Food Group, Ninh Thuận đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc áp dụng mô hình nông nghiệp tuần hoàn. Các trang trại của GC Food Group áp dụng hiệu quả mô hình nông nghiệp tuần hoàn là trang trại VietFarm, trang trại Nắng và Gió… Để không lãng phí, tất cả vỏ, bẹ nha đam từ nhà máy được thu gom, ủ men vi sinh, phối trộn cùng phân gia súc để tạo ra phân hữu cơ bón cho vùng nha đam nguyên liệu, vườn nho, vườn táo và cả đồng cỏ để nuôi bò và cừu.

Theo ông Lê Minh Vương - Phụ trách mảng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn tại trang trại Nắng và Gió thuộc GC FOOD, mỗi năm trang trại tái sử dụng xử lý trên 1.000 m3 vỏ lá nha đam thải bỏ từ nhà máy, tận dụng nguồn phân bò sẵn có tại farm kết hợp vỏ lá nha đam để chế biến sản xuất làm phân bò nha đam ủ hoai cung cấp tuần hoàn ngược trở lại cho các hạng mục trồng trọt như nho, táo, ổi, dưa lưới... Từ việc tận dụng phế phẩm từ nông nghiệp, mỗi năm tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng chi phí mua phân hữu cơ và hơn 100 triệu chi phí vi sinh phục vụ ủ phân và trồng trọt lẫn chăn nuôi.

Các trang trại của GC Food Group tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp từ cây nha đam làm phân bón.
Các trang trại của GC Food Group tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp từ cây nha đam làm phân bón.

Khởi đầu từ hoạt động liên kết trồng - chế biến nha đam xuất khẩu với Nhà máy chế biến thực phẩm Cánh Đồng Việt (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) đến nay Công ty TNHH Thực phẩm G.C (G.C Food) đã kéo dài chuỗi giá trị đến Trang trại Nắng và Gió tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận với vòng tuần hoàn khép kín, hầu như không bỏ phí thứ gì thải ra từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và chế biến tạo thành vòng tuần hoàn luân chuyển liên tục, khép kín, các phụ phẩm được sử dụng một cách triệt để.

Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm G.C cho biết: Lợi ích của mô hình tuần hoàn không chỉ giúp công ty tiết kiệm đầu tư chi phí từ phân bón, thân thiện với môi trường mà còn gây được thiện cảm đối với đối tác quốc tế. Chuỗi nông nghiệp tuần hoàn được hình thành từ việc phát triển vùng nguyên liệu nha đam, loại cây đặc thù của vùng đất Ninh Thuận phục vụ cho việc chế biến nha đam xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc…

“Về dài hạn, mô hình nông nghiệp tuần hoàn được đánh giá là xu hương, ai đi trước sẽ cạnh tranh được sản phẩm” ông Nguyễn Văn Thứ cho biết.

Còn đối với tỉnh Sơn La, một trong những địa phương phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp cũng đã có nhiều mô hìn sản xuất theo chu trình tuần hoàn. Điển hình như Hợp tác xã nông trường 19/5 ở Mộc Châu, Sơn La.

Ông Nguyễn Văn Thịnh - Giám đốc HTX nông trường 19/5 cho biết: Từ năm 2011 đến nay HTX hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín. HTX tận dụng mô hình chăn nuôi lấy khí sinh học Biogas từ để hỗ trợ chế biến và làm phân bón cho cây chè, mận, rau... Bình quân mỗi năm HTX tiết kiệm được khoảng 500 triệu đồng chi phí nguyên liệu. Có nguồn phân bón hữu cơ tốt và dồi dào cho sản xuất được ủ đúng quy trình, thời gian nên khi bón lên đất được cải tạo rõ rệt giúp HTX phát triển hệ thống rau sạch hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ.

“Từ năm 2011 xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Metro GAP - ký hợp đồng tiêu thụ với hệ thống Metro. Hiện nay, HTX 19/5 có khoảng 20 ha của công ty triển khai sản xuất với chu trình tuần hoàn, khép kín cùng khoảng 100ha, liên kết, bao tiêu sản phẩm cho khoảng 100 ha hộ dân trồng rau, củ, quả… góp phần liên kết, tăng giá trị sản phẩm cho bà con DTTS”, ông Thịnh cho biết thêm.

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả.
Mô hình nông nghiệp tuần hoàn góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả.

Xu hướng phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Phát triển kinh tế tuần hoàn hiện nay đang là xu thế chung để phát triển kinh tế xanh và bền vững. Theo thống kê, ngành nông nghiệp có nguồn phế phụ phẩm vô cùng lớn với khoảng 156,8 triệu tấn tổng sản lượng phụ phẩm. Trong đó, đối với ngành hàng lúa, khối lượng phụ phẩm ước tính 47 triệu tấn rơm rạ, 8,6 triệu tấn tro trấu, 5,6 triệu tấn cám. Đối với tôm, khối lượng phụ phẩm ước đạt 314.944 triệu tấn. Với trái cây, khối lượng phụ phẩm ước đạt 4.400.000 tấn,…

Đây là nguồn phế phụ phẩm rất lớn có thể sản xuất, chế biến ra nhiều sản phẩm có giá trị như: phế phụ phẩm từ lúa có thể sản xuất ra phân bón sinh học, thức ăn chăn nuôi, giá thể trồng nấm, đệm lót sinh học, đồ thủ công mỹ nghệ. Phụ phẩm từ tôm sản xuất ra được chiết suất, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, dầu tôm, phân bón, năng lượng tái tạo. Phụ phẩm từ cá tra sản xuất ra được chiết xuất collagen, enzyme, phân bón, dầu cá, thức ăn chăn nuôi, năng lượng tái tạo,…

Ts. Nguyễn Thế Hinh - Phó trưởng Ban quản lý các dự án Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết, ngày nay công nghệ vi sinh đang rất phát triển và có nhiều sản phẩm/chế phẩm vi sinh hỗ trợ hiệu quả cho việc xử lý chất thải, kể cả khử mùi hôi trong khu vực chuồng trại. Hiện nay đã có các thiết bị phục vụ việc quản lý, chuyển đổi chất thải cũng đã được nghiên cứu phát triển, quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi quy mô trang trại thời gian qua được thử nghiệm và chuyển giao tại 10 tỉnh, thành đã cho kết quả ban đầu rất khả quan.

Có thể thấy, mô hình nông nghiệp tuần hoàn góp phần tạo ra hệ sinh thái khép kín. Phát triển nông nghiệp tuần hoàn đang đi đúng hướng trong bối cảnh giá cả tăng cao như hiện nay. Để thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn, Chính phủ đã ban hành Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Đây sẽ là động lực lớn để đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường hiệu quả... 

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.