Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông dân Sông Hinh trồng sắn công nghệ cao

Minh Thu - 18:29, 28/06/2024

Thời gian gần đây, nhiều hộ đồng bào DTTS ở huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên đã chuyển đổi mô hình trồng sắn ứng dụng công nghệ cao (CNC) để tăng năng suất cây trồng. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả và đang được các cấp chính quyền địa phương khuyến khích nhân rộng.

Nông dân Sông Hinh trồng sắn theo mô hình phủ bạt.
Nông dân Sông Hinh trồng sắn theo mô hình phủ bạt.

Thuận thiên để thích ứng

Thời điểm này, các tỉnh Nam Trung bộ đang vào mùa khô, nắng nóng gay gắt với mức nhiệt độ trên dưới 40 độ C. Tại nhiều nơi, một số loại cây trồng giảm năng suất nhưng những người nông dân trồng sắn ở xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh vẫn yên tâm về cây sắn, một trong những loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương. Quan trọng hơn, cây sắn ở Sông Hinh đã được ứng dụng CNC với hình thức trồng phủ bạt từ mấy vụ qua

Hiện, chính quyền xã tập trung khuyến khích nông dân trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt. Đây là hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, cũng là nhu cầu, nguyện vọng của bà con trồng sắn. Do đó, địa phương sẽ tuyên truyền, hướng dẫn nông dân nhân rộng mô hình, từ đó giúp nông dân xóa đói giảm nghèo từ sắn.

Ông Nay Y SétChủ tịch UBND xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh

Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Phú ở thôn Hà Giang, xã Sơn Giang - một trong những hộ đã mạnh dạn chuyển đổi 5 sào sắn truyền thống sang trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt.

Theo ông Phú, thời gian đầu áp dụng, ông không tốn nhiều công chăm sóc, tiết kiệm được nước tưới, khi thu hoạch, năng suất sắn tăng gấp đôi. Đây là những ưu điểm của mô hình trồng sắn phủ bạt mà người dân thôn Hà Giang đang áp dụng.

Cùng ở thôn Hà Giang, với diện tích 5ha, trước đây, gia đình anh Phùng Xuân Thời chủ yếu trồng sắn theo cách truyền thống nên năng suất sắn đạt thấp do bị bệnh trên lá.

“Được sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp địa phương, tôi đã cải tạo đất, chuyển sang trồng sắn theo mô hình phủ bạt trồng hom đứng, dùng bạt nylon phủ luống chống cỏ dại. Qua đó, đã hạn chế việc trôi phân bón, giữ độ ẩm cho đất, khi gặp mưa, hom cây không bị úng thối, thoát nước dễ dàng. Nhờ vậy, cây sắn sinh trưởng, phát triển tốt. Khi thu hoạch, năng suất sắn tăng gấp đôi, hàm lượng tinh bột của củ sắn cao hơn nhiều so với phương pháp trồng sắn truyền thống mà lâu nay gia đình thường áp dụng”, anh Thời chia sẻ.

Nông dân Sông Hinh làm đất trồng sắn.
Nông dân Sông Hinh làm đất trồng sắn.

Theo một số người dân địa phương, mô hình trồng sắn phủ bạt có nhiều ưu điểm. Vì sử dụng lỗ bạt và giữa các luống có rãnh thoát nước nên trời mưa, cây sắn không bị ngập úng. Do đó, cây sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc, tiết kiệm nước, giảm công làm cỏ, giảm lượng phân bón... Hiện, sản lượng sắn trồng phủ bạt ở huyện Sông Hinh đạt 45 - 55 tấn/ha, trong khi trồng sắn theo cách truyền thống chỉ đạt 20 - 25 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi hơn 50 triệu đồng/ha.

Tuyên truyền, hướng dẫn để nhân rộng mô hình trồng sắn CNC

Ông Nay Y Sét - Chủ tịch UBND xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh cho biết: Hiện, chính quyền xã tập trung khuyến khích nông dân trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt. Đây là hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, cũng là nhu cầu, nguyện vọng của bà con trồng sắn. Do đó, địa phương sẽ tuyên truyền, hướng dẫn nông dân nhân rộng mô hình, từ đó giúp nông dân xóa đói giảm nghèo từ sắn.

Có thể thấy, ở huyện Sông Hinh, cây sắn đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình. Cây sắn có thế mạnh vì hợp với thổ nhưỡng, dễ tiêu thụ, nên nông dân chọn trồng, từng bước hình thành những vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, góp phần nâng cao đời sống. Vì vậy, mô hình trồng sắn phủ bạt là giải pháp tích cực đang được các địa phương trong huyện Sông Hinh đặc biệt quan tâm để nâng cao thu nhập cho người dân

Trồng sắn theo mô hình phủ bạt được nhiều nông dân ở huyện Sông Hinh tham gia.
Trồng sắn theo mô hình phủ bạt được nhiều nông dân ở huyện Sông Hinh tham gia.

Như chia sẻ của ông Đinh Ngọc Dạn - Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh: UBND huyện đã làm việc với Công ty Cổ phần Tinh bột sắn Phú Yên tiếp tục đầu tư thực hiện mô hình trồng sắn phủ bạt trong vụ tới. Cụ thể như ở địa bàn thị trấn Hai Riêng, xã Sông Hinh để bà con học tập kinh nghiệm, trên cơ sở đó sẽ tính toán để nhân rộng. Với năng suất cao, giá thu mua ổn định, cây sắn được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng lớn để người dân tăng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Cùng với việc mở rộng diện tích trồng sắn phủ bạt, chính quyền địa phương cũng sẽ tính toán đến phương án xử lý rác thải nhựa (bạt) để đảm bảo môi trường.

Toàn huyện Sông Hinh hiện có hơn 100 hộ áp dụng trồng sắn phủ bạt với khoảng 50ha. Riêng vụ đông xuân 2023 - 2024, huyện phối hợp với Công ty CP Tinh bột sắn Phú Yên triển khai mô hình và hướng dẫn kỹ thuật trồng sắn sử dụng phủ bạt nông nghiệp kết hợp tưới nhỏ giọt với diện tích 5ha, có 7 hộ tại các xã Sông Hinh, Sơn Giang và thị trấn Hai Riêng tham gia (hỗ trợ 20 triệu đồng/ha).


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.