Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Nông dân Phú Yên ­với điệp khúc chặt-trồng

PV - 16:48, 29/03/2019

Thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Phú Yên giá gỗ nguyên liệu tăng, sắn củ tươi được giá nên nông dân khai thác gỗ keo bán rồi cày đất trồng sắn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc người dân chuyển đổi cây trồng sẽ khó kiểm soát, để lại nhiều hệ lụy về sau.

Điệp khúc chặt-trồng

Những ngày này, về các xã Sơn Long, Sơn Định (huyện Sơn Hòa) hay xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân), nhiều tốp người đang chặt keo chất lên xe tải, có những rừng keo non cũng cắt hạ rồi cưa từng khúc gom lại chất đống, chờ xe đến chở.

Nhiều diện tích đất trồng keo trên địa bàn tỉnh Phú Yên trước đây giờ đã chuyển sang trồng sắn. Nhiều diện tích đất trồng keo trên địa bàn tỉnh Phú Yên trước đây giờ đã chuyển sang trồng sắn.

Gặp ông Y Phun, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa đang thu hoạch đám keo còn non, chúng tôi hỏi chuyện thì được ông Y Phun cho hay: Mình bán keo để lấy đất trồng sắn. “Một hecta keo non bán thu được 30 triệu đồng. “Nếu chăm sóc thêm một năm, năng suất keo có tăng nhưng cũng chỉ kiếm thêm 10 triệu đồng. Nhưng một ha sắn trồng trong một năm, đến kỳ thu hoạch bán tại ruộng cho thương lái, không mất công nhổ củ kiếm được 17 triệu đồng. Vì thế mình khai thác cây keo sớm để trồng sắn là hợp lý rồi”, ông Y Phun tươi cười nói.

Còn ông Kso Y Tín, ở xã Ea Bá (huyện Sông Hinh) cho hay, trước thu hoạch keo lớn (đúng tuổi) rồi thuê công lột vỏ bán các nhà máy mới mua, còn hiện nay có một thuận lợi nữa là keo non bán cả vỏ, giá thấp hơn nhưng vẫn còn có lãi nên nông dân bán keo non lấy đất trồng sắn.

Còn nhớ cách đây 3 năm (2016), thời điểm đó giá gỗ nguyên liệu keo lá tràm, bạch đàn là 1.200 đồng/kg, tương đương 1,2 triệu đồng/tấn; còn giá sắn thì nhà máy thu mua 1.700 đồng/kg với 30 độ bột, thế nhưng sắn lại bị bệnh chổi rồng chỉ đạt 15-20 độ bột, thương lái mua tại đám còn 500-700 đồng/kg, trừ chi phí cày bừa, phân bón, chăm sóc, nông dân lỗ. Giá mía cũng thấp nên trồng mía cũng không lãi là bao. Nhiều người bỏ sắn, mía trồng keo.

Tại huyện Đồng Xuân nhiều vùng gò đồi hiện không có cây mía mà thay vào đó là sắn và keo lai. Ông Nguyễn Văn Cường, ở thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 cho rằng, hiện nay tại khu vực Đội 6 (thôn Thạnh Đức) không trồng mía do giá mía xuống thấp, giờ nông dân chuyển toàn bộ sang trồng sắn.

Câu chuyện người nông dân bỏ cây này, trồng cây kia chạy theo giá cả thị trường mà không theo quy hoạch hoặc khuyến cáo của ngành chức năng đã lặp đi, lặp lại từ nhiều năm nay như một điệp khúc.

Vài năm trước, khi cây sắn xuống giá, người dân Phú Yên đồng loạt phá bỏ để trồng keo. Nay sắn được nhà máy thu mua với giá cao, người dân lại ồ ạt khai thác keo để trồng sắn. Việc trồng tự phát đã để lại nhiều bài học đau lòng.

Khuyến cáo của ngành chức năng

Theo ông Phạm Trung Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, hiện nay giá sắn tăng cao, nông dân có lãi nhưng không vì thế mà phá keo, mía để lấy đất trồng sắn, dẫn đến nguy cơ phá vỡ vùng quy hoạch sắn, mía vốn cung cấp nguyên liệu chế biến cho các nhà máy trên địa bàn. Vì vậy, huyện khuyến cáo người dân không nên chạy theo giá cả, mà tuân thủ quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Lo ngại nhất việc chuyển đổi cây trồng tự phát, lặp lại điệp khúc trồng-chặt, không chỉ dẫn đến mất cân đối vùng nguyên liệu mà còn phát sinh dịch bệnh hại cây trồng. Thực tế tại huyện Sông Hinh, thời gian qua bệnh khảm lá virus gây hại lây lan nhanh, cũng do nông dân sử dụng giống sắn từ các vùng trồng sắn đã bị bệnh khảm lá như HLS11, KM 419... Khi sắn bệnh khảm lá thì không cho năng suất và không có thuốc điều trị mà chỉ tiêu hủy, thế nhưng hiện nay nông dân vẫn bán keo non trồng sắn trên vùng sắn đã nhiễm bệnh.

Ông Đào Lý Nhĩ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên cho biết: Theo thống kê, hiện bệnh khảm lá sắn đang có xu hướng lây lan phát sinh, uy hiếp các vùng trồng sắn. Đã có 108,5ha sắn nhiễm bệnh; trong đó có 45ha sắn niên vụ 2018-2019 và 63,5ha sắn niên vụ 2019-2020. Riêng niên vụ 2019-2020, huyện Sông Hinh có 30ha sắn bị nhiễm bệnh tập trung tại các xã Ea Ly, Ea Lâm, Ea Bia, Ea Bá, Ea troll; huyện Tây Hòa có 15ha tại xã Hòa Mỹ Tây. Do đó, nông dân cần chủ động phòng trừ bằng cách không mua giống từ các tỉnh có dịch bệnh khảm lá virus hại sắn, cũng như các giống không rõ nguồn gốc.

“Giá sắn tăng cao, nông dân không vì lợi nhuận trước mắt mà khai thác keo non chuyển sang trồng sắn ồ ạt, sẽ phá vỡ vùng nguyên liệu cho vụ sau mà còn phát sinh dịch bệnh làm thiệt hại nặng nề hơn”, ông Nhĩ khuyến cáo.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!