Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nơi thượng nguồn sông Re

Đạt Thành Nhân - 23:36, 18/05/2020

Sông Re nằm ở thượng nguồn và là một trong những nhánh chính của dòng sông Trà Khúc, chảy qua các xã khu Tây huyện Ba Tơ rồi vào huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Hai bên bờ sông là những bản làng của đồng bào DTTS, từng chịu nhiều thiệt hại của chiến tranh. Đi lên từ những gian khó, vùng thượng nguồn sông Re hôm nay là những gam màu tươi sáng, sinh động, đầy sức sống.

Tận dụng mặt nước sông Re, người dân nuôi cá nước ngọt mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Tận dụng mặt nước sông Re, người dân nuôi cá nước ngọt mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Những ngày giữa tháng 5, chúng tôi dọc theo Quốc lộ 24 đến với các xã Ba Vì, Ba Tiêu, Ba Ngạc, Ba Xa... (Ba Tơ), chứng kiến được nhiều sự đổi thay của vùng đất này. Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông Re tựa như dải lụa trắng, len lỏi dọc các ngôi làng người Hrê. Trước đây, chưa có cầu người dân hai bên bờ muốn qua lại, giao thương chỉ có cách duy nhất là đò ngang. Giờ đây, hình ảnh những chiếc đò ngang không còn nữa, mà được thay thế bằng những cây cầu vững trãi.

Anh Phạm Văn Bút, người dân xã Ba Xa phấn khởi khoe: Riêng xã mình có tới 3 cây cầu, phân bố ở các thôn Nước Lăng, Mang Mu, Gọi Re. Khi chưa có cầu, bà con đi lại khổ lắm. Nông sản làm ra cũng khó tiêu thụ, trong xã có người bị đau ốm, thì chỉ có cầu trời cho mau khỏi chứ đến được bệnh viện cũng quá gian nan. Nay thì khỏe rồi, có cầu, có đường xe chạy bon bon.

Cũng từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nhiều tuyến đường huyết mạch ở vùng sông Re cũng đã được bê tông kiên cố. Điện lưới kéo về tận vùng lõm. Trường học, công trình nước sạch được xây dựng bài bản. Đời sống người dân cải thiện đáng kể, nhiều hộ vừa có của ăn và cả của để dành...

Điểm sáng ở vùng sông Re, phải nhắc đến xã Ba Vì, nơi có sự phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc. Ông Phạm Văn Chè, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì chia sẻ: Một thời chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, cuộc sống đồng bào Hrê nơi đây phải trải qua những ngày tháng “rày đây mai đó”. Nay đã khác rồi, nhất là trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ đồng bộ của Nhà nước, chính quyền địa phương… giúp đồng bào an cư và được hưởng lợi từ nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc. Đặc biệt là, hỗ trợ đồng bào cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật nên đồng bào an tâm sản xuất, đời sống kinh tế này càng ổn định và từng bước phát triển.

Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Ba Vì Lê Hữu Trinh, cơ cấu kinh tế trong thời gian qua của xã được chuyển dịch theo hướng tích cực. Nếu nông nghiệp chiếm 28%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 19%, thì thương mại - dịch vụ chiếm đến 53%. Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 6,2%. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt hơn 20 triệu đồng/năm.

Chia sẻ thêm về đời sống của Nhân dân dọc hai bên bờ sông Re, ông Trần Trung Triết, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho biết: Các xã nằm dọc sông Re như Ba Xa, Ba Vì, Ba Tiêu, Ba Ngạc đều là những xã Anh hùng trong thời kỳ cách mạng. Trong nhiều năm qua, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước về cơ sở hạ tầng; sự quan tâm đầu tư đến từng thôn, ấp và Nhân dân đoàn kết phát huy truyền thống cách mạng, chí thú làm ăn… đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn miền núi trong vùng. Nếu như trước đây, có xã tỷ lệ hộ nghèo lên đến 67%, thì nay tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, trung bình chỉ còn hơn 30%. Thành tích này đang góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện hằng năm 5 - 6%.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.