Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nỗi lo mất an toàn khi tham gia giao thông ở nông thôn, miền núi

Thiên Đức (t/h) - 14:00, 29/03/2022

Sang đường không báo trước, lao nhanh từ trong ngõ ra đương, vù ga bốc đầu… là những tình huống người tham gia giao thông thường xuyên đối mặt khi di chuyển tại các cung đường làng, nhiều ngõ ngách ở khu vực nông thôn, miền núi. Điều đáng nói là chủ các phương tiện có nguy cơ gây nguy hiểm này thường là các thanh thiếu niên, thậm chí chưa đủ tuổi lái xe mô tô.

Nhiều thiếu niên tham gia giao thông tiềm ẩn nguy hiểm tại đường làng
Nhiều thiếu niên tham gia giao thông tiềm ẩn nguy hiểm tại đường làng

Nhiều vụ tai nạn kinh hoàng

Mới đây tại khu vực xã Yang Trung huyện Kông Chro (Gia Lai) xảy ra một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng. Cụ thể, vào khoảng 22 giờ 30 ngày 9/3, 3 thiếu niên gồm: Triệu Phúc Tài (17 tuổi), Triệu Văn Thanh (18 tuổi) và Triệu Văn Quý (16 tuổi), cùng trú xã Chư Krêy, huyện Kông Chro sau khi uống rượu say đèo nhau trên xe máy biển kiểm soát 81K1 - 096.11 lưu thông trên đường Trường Sơn Đông.

Khi đến Km 350+650 (thuộc địa phận thôn 9, xã Yang Trung), do phóng nhanh, vượt ẩu, xe máy này đã tông vào phía sau xe đầu kéo biển kiểm soát 81C - 070.47 do tài xế Đào Ngọc Thanh (SN 1991, trú huyện Ia Pa) điều khiển đang dừng sát lề đường bên phải. Hậu quả, Tài tử vong tại chỗ, Thanh và Quý tử vong khi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Kông Chro.

Theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai, từ đầu tháng 3 đến nay, trên địa bàn các huyện Đak Đoa, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa, Chư Pưh và thị xã Ayun Pa liên tiếp xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 13 người, bị thương 2 người. Trong số các nạn nhân tử vong có 8 người sinh từ năm 2004 - 2008. Nguyên nhân gây ra TNGT chủ yếu do các lỗi: Lưu thông không đúng phần đường, làn đường, không chú ý quan sát, vượt xe, chuyển hướng không đúng quy định, vi phạm về tốc độ, tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia...

Còn theo thông tin từ Công an huyện Võ nhai (Thái Nguyên) cho biết, từ ngày 15/12/2020 đến nay, Công an huyện đã xử phạt 1.333 trường hợp, phạt vi phạm hành chính 792.365.000 đồng, tước giấy phép lái xe 64 trường hợp, tạm giữ 282 phương tiện. Trong đó, xử lý cảnh cáo 30 trường hợp thanh, thiếu niên chưa đủ 16 tuổi vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ, tạm giữ 30 phương tiện.

Cần tăng cường phối hợp tuyên truyền cho đối tượng thiếu niên khi tham gia giao thông
Cần tăng cường phối hợp tuyên truyền cho đối tượng thiếu niên khi tham gia giao thông

Cần tăng cường các giải pháp

Nhằm ngăn chặn các vụ TNGT do thanh thiếu niên gây ra, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia đã đề nghị nhiều giải pháp thiết thực. Theo đó, Ủy ban ATGT quốc gia đề nghị lực lượng chức năng của địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện xử lý nghiêm vi phạm trật tự ATGT của người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp điện.

Trong đó, chú trọng vào đối tượng là thanh, thiếu niên với các hành vi vi phạm như: Điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe, không đội mũ bảo hiểm và các vi phạm tương tự khác; tập trung xử lý trách nhiệm của cá nhân giao xe mô tô, xe gắn máy cho trẻ em điều khiển khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe phù hợp; tăng cường cung cấp thông tin về học sinh vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho các cơ sở giáo dục để phối hợp giáo dục và xử lý.

Các cơ sở giáo dục, các trường học trên địa bàn phối hợp cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe phù hợp; phối hợp các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn học sinh kỹ năng tham gia giao thông an toàn với xe máy điện, xe đạp điện, xe đạp.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông yêu cầu cha mẹ học sinh ký và thực hiện cam kết với nhà trường về việc bảo đảm ATGT cho con, em mình; không giao xe mô tô, xe gắn máy cho con, em mình điều khiển khi chưa đủ tuổi hoặc khi chưa có giấy phép lái xe phù hợp. Cha, mẹ và gia đình có trách nhiệm phổ biến kiến thức pháp luật, hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn trước khi cho phép con, em mình điều khiển xe gắn máy, xe đạp điện.

Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong các nhà trường trong việc giữ gìn trật tự, ATGT; đẩy mạnh cuộc vận động “Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông”; thực hiện “Đã uống rượu, bia - Không lái xe”; tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động giúp thanh, thiếu niên hoàn thiện các kỹ năng tham gia giao thông an toàn; cách lựa chọn và sử dụng mũ bảo hiểm có chất lượng và đúng quy định; cách nhận diện và phòng tránh các tình huống có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông…

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.