Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nỗ lực thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo người có công

PV - 11:22, 14/01/2023

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2023 do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt, nhạy bén, kịp thời trong chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, nhờ đó cơ bản giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển, tạo ra nhiều công ăn, việc làm; thị trường lao động phục hồi tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi thấp hơn nhiều so năm 2021; cơ bản các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu vực kinh tế trọng điểm đã duy trì được lực lượng lao động ổn định, không để xảy ra đứt gãy chuỗi cung ứng lao động; lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt cao; tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt kết quả tốt sau thời gian trở lại học trực tiếp...

Cùng với đó, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, hiệu quả, nhất là các chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19, chính sách ưu đãi người có công, trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo...; đời sống người có công với cách mạng, người nghèo không ngừng được nâng lên, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và các đối tượng yếu thế khác được chăm lo chu đáo. Các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được ban hành và triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt, đem lại hiệu quả rất lớn, thiết thực cho người dân. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Nỗ lực thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo người có công 1

Ước thực hiện năm 2022 hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội, chính phủ giao, gồm: có 3/3 chỉ tiêu Quốc hội giao tại Nghị quyết số 32/2021/QH15 đạt mục tiêu đề ra: tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là 2,79%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 67% và tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2%. Có 3/3 chỉ tiêu Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP đạt và vượt mục tiêu đề ra: đưa hơn 142 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 158% kế hoạch; tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH đạt khoảng 38%, tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt khoảng 31,1%.

Về thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội: thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Đại dịch Covid-19, trong 3 năm (từ năm 2020 đến hết năm 2022), thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho hơn 68,43 triệu lượt người lao động, người dân và hơn 1,41 triệu lượt người sử dụng lao động với tổng kinh phí gần 104,5 nghìn tỷ đồng thông qua hình thức chi trả bằng tiền mặt hoặc qua các chính sách trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ hơn 45 nghìn tỷ đồng, Nghị quyết số 03 và Nghị quyết số 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hơn 41 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08 của Thủ tướng Chính phủ hơn 3,7 nghìn tỷ đồng.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Thị trường lao động chứng kiến đà phục hồi nhanh, mạnh mẽ, thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng, được cải thiện từ quý I đến quý III năm 2022. Các hoạt động kết nối cung-cầu lao động, tổ chức các sàn giao dịch việc làm, các phiên giao dịch việc làm, hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động được tăng cường, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cho phục hồi và phát triển kinh tế. Tăng cường, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động; tổ chức các sàn lao động, các phiên giao dịch việc làm, giới thiệu việc làm cho người lao động khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ xảy ra ở một số ngành, địa phương. Lực lượng lao động, số người đang làm việc, thu nhập bình quân tháng tăng so năm trước. Công tác giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động luôn được chính quyền các địa phương quan tâm. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2022 là 50,6 triệu người, tăng 1,5 triệu người so năm 2021…/.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.