Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nỗ lực đưa công tác trợ giúp pháp lý đến người dân

PV - 10:53, 20/06/2022

Thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Yên nỗ lực giúp người nghèo, người DTTS, những người dễ bị tổn thương… tiếp cận pháp luật, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân khi có các vấn đề liên quan đến pháp luật.

Đưa trợ giúp pháp lý đến gần dân

Mới đây, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) chủ trì, phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Sơn Hòa tổ chức dịch vụ hỗ trợ thông tin, thực hiện TGPL cho trên 400 người dân tại 5 xã Sơn Phước, Cà Lúi, Sơn Hội, Phước Tân và Krông Pa (huyện Sơn Hòa).

Ngoài việc truyền thông pháp luật về hoạt động TGPL, những nội dung cơ bản và văn bản hướng dẫn thi hành Luật TGPL như: Đối tượng, quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp; lĩnh vực, hình thức, người thực hiện và tổ chức thực hiện TGPL, đoàn công tác còn phổ biến các quy định pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, giúp người dân vùng đồng bào DTTS nâng cao nhận thức về pháp luật, chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tại đây, những thắc mắc của bà con về các lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, chế độ chính sách, dân sự, hình sự... được ông Ngô Tấn Hải, trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm cùng lãnh đạo địa phương và các công chức làm công tác tư pháp, hộ tịch, địa chính, lao động thương binh và xã hội ở các xã này giải đáp cụ thể; góp phần giải tỏa những vướng mắc pháp luật, giúp người dân hiểu và chấp hành theo quy định pháp luật.

Cán bộ Trung tâm TGPL phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật miễn phí cho người dân xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa. (Ảnh: NGỌC DUNG)
Cán bộ Trung tâm TGPL phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật miễn phí cho người dân xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa. (Ảnh: NGỌC DUNG)
Chị A Lê Thị Nhỏ ở thôn Ma Giấy, xã Phước Tân, nói: “Lâu nay, quanh năm suốt tháng, tôi lo làm rẫy, không biết nhiều về pháp luật. Nhờ cán bộ về truyền thông cũng như tư vấn pháp luật nên tôi biết bà con vùng đồng bào DTTS được TGPL miễn phí. Chúng tôi mong muốn chương trình TGPL như thế này thường xuyên đến với người dân hơn nữa”.

Trong số người dân có mặt tại hội trường của xã Phước Tân ngồi lắng nghe trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm TGPL nói về tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội gây thương tích hiện nay, cậu thiếu niên Kpa Tài ở thôn Ma Giấy bày tỏ: “Nhờ tham dự buổi truyền thông này mà em hiểu biết hơn về pháp luật, để bản thân biết cách phòng tránh, không vi phạm pháp luật”.

Để cung cấp thêm thông tin pháp luật cho người dân các địa phương, Trung tâm TGPL còn phát 1.500 tờ gấp pháp luật cho bà con nắm bắt thêm thông tin về một số quy định pháp luật đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, về các vấn đề thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015, về lĩnh vực đất đai, chính sách TGPL...

Để chính sách TGPL đi vào cuộc sống

“Lâu nay, quanh năm suốt tháng, tôi lo tập trung làm rẫy, không biết nhiều về pháp luật. Nhờ cán bộ về truyền thông cũng như tư vấn pháp luật nên tôi biết bà con vùng đồng bào DTTS được TGPL miễn phí. Chúng tôi mong muốn chương trình TGPL như thế này thường xuyên đến với người dân hơn nữa”.



Chị A Lê Thị Nhỏ Thôn Ma Giấy, xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa

Với phương châm hướng về cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các hoạt động TGPL, ngoài việc tổ chức dịch vụ hỗ trợ thông tin, thực hiện TGPL cho người dân ở các xã vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, hàng năm trung tâm còn trợ giúp cho trên 200 vụ việc TGPL.

Theo Trung tâm TGPL, trong 5 tháng đầu năm nay, trung tâm thụ lý 105 vụ, tăng 30 vụ so với cùng kỳ; trong đó có 53 vụ việc hoàn thành. Số lượt người được TGPL thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em, người DTTS cư trú ở vùng đặc biệt khó khăn, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người có công với cách mạng, người cao tuổi, người khuyết tật ở các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, đất đai.

Theo bà Nguyễn Thị Khánh Duy, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm TGPL, người được TGPL miễn phí trong các vụ việc hầu hết đều là người nghèo, người đồng bào DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế. Để người dân được tiếp cận TGPL kịp thời, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trung tâm đã thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở cơ quan. Quá trình thực hiện TGPL không chỉ giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mà còn giúp họ hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của hoạt động TGPL và biết địa chỉ liên hệ khi có vướng mắc về pháp luật.

“Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Cục TGPL, Bộ Tư pháp, sự phối hợp tích cực của địa phương, ban ngành, đoàn thể nên hoạt động TGPL được duy trì, giữ vững. Phần lớn người được TGPL nói riêng và người dân trên địa bàn tỉnh nói chung đều chủ động tìm đến trung tâm để được TGPL. Hoạt động TGPL trong tố tụng tiếp tục triển khai hiệu quả; có sự đồng thuận của các cơ quan tiến hành tố tụng, sự phối hợp trách nhiệm của các thành viên hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL nên người được TGPL được các cơ quan và người tiến hành tố tụng hướng dẫn, giải thích quyền được TGPL một cách đầy đủ, kịp thời.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.