Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Người dân miền núi còn “đói” kiến thức pháp luật

PV - 09:31, 13/03/2018

Đầu tháng 2/2018, có dịp theo chân các cán bộ của đoàn trợ giúp pháp lý, thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Bình Định về xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh thực hiện TGPL cho người dân, mới thấy được người dân miền núi vẫn đang còn “đói” về kiến thức pháp luật.

Trong đó, có rất nhiều vấn đề liên quan sát sườn cuộc sống của họ như   vấn đề liên quan đến cấp sổ đỏ; quyền thừa kế; vấn đề tranh chấp quyền lợi giữa lối đi liền kề cần giải quyết thế nào cho đúng… người dân gần như không biết.

Trường hợp gia đình bà Đinh Thị V., (làng K4, xã Vĩnh Sơn) là một ví dụ. Gia đình bà có 4 anh chị em, cách đây không lâu cha bà qua đời, mẹ thì đã mất trước đó và khi cha mẹ bà mất, không để lại di chúc. Tuy vậy, người anh cả lại cho rằng, mình là anh cả nên được quyền thừa hưởng toàn bộ tài sản, vì truyền thống gia đình xưa nay vẫn thế. Điều này dẫn đến anh em bất hòa.

Một buổi tư vấn pháp luật cho người dân miền núi. (ảnh minh họa) Một buổi tư vấn pháp luật cho người dân miền núi. (ảnh minh họa)

 

Trước thắc mắc của bà, trợ giúp viên đã giải thích rõ các điều khoản mà luật quy định một cách dễ hiểu nhất. Đó là, khi bố mẹ mất không để lại di chúc thì không kể là con trưởng hay con thứ, con trai hay con gái, tất cả đều được hưởng phần di sản bằng nhau. Bà V. chia sẻ: “Tham gia buổi tư vấn hôm nay, anh em tôi tuy không có mặt đầy đủ nhưng cũng phần nào hiểu vấn đề. Sau hôm nay, anh em tôi sẽ có cách giải quyết tốt hơn, giữ được hòa khí trong nhà”.

Thực tế cho thấy nhu cầu tìm hiểu pháp luật trong nhân dân rất lớn. Vì vậy, những buổi tuyên truyền, tư vấn lưu động sẽ giúp người dân có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thông tin và pháp luật. “Người dân chúng tôi mong được tổ chức thường xuyên các buổi tư vấn. Vì chúng tôi còn nhiều điều chưa rõ và rất cần được hỗ trợ để hiểu về những vấn đề đang quan tâm”, Trưởng làng K4, ông Đinh Văn Vinh mong muốn.

Theo ông Huỳnh Văn Chưa, Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh, công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật, TGPL cho người DTTS trên địa bàn tỉnh thời gian qua luôn được chú trọng. Hình thức chủ yếu là tư vấn, giải đáp pháp luật, kết hợp tuyên truyền về Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới… và các chính sách, chế độ dành cho người DTTS. Thông qua các hoạt động TGPL, đồng bào DTTS được hưởng các dịch vụ pháp lý miễn phí, như: tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về TGPL.

Ông Huỳnh Văn Chưa cho hay, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 4602/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của kế hoạch là, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, dễ đọc, dễ thực hiện những nội dung cơ bản về các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống các chính sách dân tộc để đồng bào vùng DTTS và miền núi, từng bước nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Đặc biệt, tăng cường các đoàn tư vấn đến tận các thôn, làng vùng sâu, vùng xa để phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân, giúp đồng bào hiểu và chấp hành tốt chính sách pháp luật, đảm bảo được quyền lợi chính đáng của mình.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.