Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Ninh Thuận: Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội vùng DTTS phát triển

Sơn Khánh - 17:58, 13/12/2023

Giữ vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào các DTTS, thời gian qua, đội ngũ người có uy tín tại tỉnh Ninh Thuận đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống để thoát nghèo bền vững.

NCUT ở tỉnh Ninh Thuận tuyên truyền đồng bào DTTS giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá gắn với phát triển du lịch.
Người có uy tín ở tỉnh Ninh Thuận tuyên truyền đồng bào DTTS giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá gắn với phát triển du lịch.

Theo báo cáo từ Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận, hiện toàn tỉnh có 32 thành phần DTTS với 173.765 người (chiếm 23,7% dân số toàn tỉnh). Năm 2023, số lượng Người có uy tín của tỉnh Ninh Thuận là 124 người, trong đó dân tộc Chăm 35 người, dân tộc Raglai 83 người, dân tộc Chu Ru 1 người, dân tộc Nùng 2 người và dân tộc K’ho 3 người.

Với vai trò, trách nhiệm của mình, những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã góp phần quan trọng vào các hoạt động xã hội, tích cực động viên nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Họ trở thành cầu nối quan trọng trong việc truyền tải ý kiến của nhân dân đến với cấp ủy, chính quyền, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Điển hình như bà Kiều Thị Khuê, người có uy tín thôn Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước). Sau khi nghỉ hưu, năm 2022, bà được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tín nhiệm bầu kiêm nhiệm người có uy tín và Bí thư chi bộ thôn. 

Bà Khuê cho biết, toàn thôn Tuấn Tú hiện có 547 hộ với 2.350 nhân khẩu đồng bào Chăm. Đời sống của người dân dựa vào nnguồn thu nhập từ 65 ha trồng cây măng tây xanh và 65 ha ruộng gieo trồng 2 vụ lúa/năm, kết hợp trồng cây rau màu và chăn nuôi gia súc. Với tinh thần trách nhiệm, bà Khuê đã định hướng cho tập thể chi bộ, Ban Công tác Mặt trận, Ban quản lý thôn củng cố vai trò hoạt động của các chi hội nông dân, phụ nữ, thanh niên làm lực lượng nòng cốt đi đầu xây dựng NTM. Tổ chức các chương trình hoạt động Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, hội trại hè học sinh, sinh viên, chương trình văn nghệ thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia. Qua đó tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đóng góp, chung tay xây dựng khu dân cư sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn.

Được NCUT vận động, bà con vùng DTTS ở Ninh Thuận đã thay đổi tư duy trong sản xuất.
Được Người có uy tín vận động, bà con vùng DTTS ở Ninh Thuận đã thay đổi phương pháp trong sản xuất.

Ngoài các nguồn vốn được các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ, với vai trò của mình, trong những năm gần đây, bà Khuê đã cùng với Ban Phát triển thôn Tuấn Tú huy động nhân dân và doanh nghiệp đóng góp 1,3 tỷ đồng để xây dựng NTM.  Nhờ đó, đến nay, thôn Tuấn Tú đã có 3 km đường trục chính và 8,9 km đường ngõ xóm được bê tông hóa, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại vận chuyển nông sản của nhân dân. Hệ thống đèn đường 108 bóng chiếu sáng các tuyến đường trọng yếu, bảo đảm ánh sáng cho nhân dân đi lại ban đêm. Với vai trò cá nhân của người có uy tín, bà Kiều Thị Khuê còn tích cực vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân thôn Tuấn Tú đoàn kết, góp phần cùng toàn xã nỗ lực phấn đấu xây dựng An Hải đạt chuẩn 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao năm 2022.

Người có uy tín tại huyện Ninh Phước vận động bà con DTTS góp công sức phát triển cơ sở hạ tầng.
Người có uy tín tại huyện Ninh Phước vận động bà con DTTS góp công sức phát triển cơ sở hạ tầng.

Hay như ông Đàng Chí Quyết, người có uy tín, Trưởng khu phố kiêm Trưởng Ban Quản lý du lịch cộng đồng làng nghề gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước) với uy tín của mình ông đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các phong trào do khu phố phát động. Cụ thể như: vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lúa đạt 70-80 tạ/ha; xây dựng hơn 70m đường bê tông nội thị trấn, tường rào nghĩa trang, làm mái vòm đền Po Klong Chanh và trồng 150 cây xanh dọc các tuyến đường trong khu phố, chấm dứt tình trạng nuôi heo thả rong trong khu dân cư. Đặc biệt, ông đã vận động chính quyền thành lập Ban du lịch cộng đồng dựa vào di sản hoạt động tại Nhà sinh hoạt cộng đồng chăm Bàu Trúc nhằm quảng bá, giới thiệu đến với du khách trong và ngoài nước về nghệ thuật làm gốm truyền thống.

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, ông Quyết đã cùng với các vị chức sắc, các nghệ nhân trong khu phố tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hóa dân tộc, nhất là 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội Katê của người Chăm Ninh Thuận và Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng gốm Bàu Trúc; truyền đạt, hướng dẫn thế hệ trẻ sử dụng nhạc cụ của dân tộc Chăm, quy trình làm gốm đặc trưng của làng Bàu Trúc...

Không dừng lại ở đó, thông qua công tác xã hội hóa, ông Đàng Chí Quyết còn tích cực, vận động nhân dân địa phương và con em đồng bào Chăm đã thành đạt trong xã hội ủng hộ kinh phí tu sửa, xây dựng hạ tầng các làng nghề, vệ sinh môi trường, thắp sáng đường quê, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hoạt động lễ hội. Qua đó, góp phần làm cho đời sống của đồng bào Chăm tại địa phương ngày càng khởi sắc...

Nhiều vùng DTTS ở tỉnh Ninh Thuận “thay da đổi thịt” có công sức không nhỏ của lực lượng NCUT.
Nhiều vùng DTTS ở tỉnh Ninh Thuận “thay da đổi thịt” có công sức không nhỏ của lực lượng Người có uy tín

Ông Katơr Quỳnh, người có uy tín thôn Hành Rạc 2, xã Phước Bình (huyện Bác Ái) cũng là một trong số những tấm gương tiêu biểu của người có uy tín trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhận thấy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương phù hợp với trồng cây ăn quả, ông Quỳnh đã tiên phong đi đầu trong việc chuyển 2 ha đất rẫy trồng bắp, lúa sang trồng bưởi da xanh kết hợp một số cây ăn quả trên đất đồi. Qua hơn 7 năm đầu tư, đến nay, mô hình của ông đã giúp gia đình trở thành hộ khá giả trong xã. Sau khi thành công, ông đã vận động bà con Raglai trên địa bàn xã chuyển các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó khoảng 5 năm trở lại đây diện tích cây ăn quả như: Bưởi da xanh, sầu riêng, chôm chôm, bơ, xoài... trên địa bàn xã Phước Bình đã phát triển trên 200 ha.

Không dừng lại đó, ông Quỳnh còn vận động bà con xây dựng cảnh quan, trồng hoa trên các tuyến đường, bảo vệ môi trường... nhằm tạo điểm nhấn cho khách du lịch khi đến tham quan, trải nghiệm tại Phước Bình. Qua đó góp phần tạo thêm sinh kế cho bà con DTTS cũng như đưa du lịch địa phương ngày càng phát triển.

Lực lượng người có uy tín trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên thoát nghèo.
Lực lượng Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên thoát nghèo.

Nhận xét về đội ngũ của người có uy tín trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, ông Bá Bình Yên, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận khẳng định: Với khả năng “nói dân tin, làm dân theo”, đội ngũ người có uy tín là hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, được đồng bào tín nhiệm, tôn trọng, tin tưởng. Người có uy tín vừa chủ động, tiên phong xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình, vừa định hướng và giúp bà con địa phương cùng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đội ngũ người có uy tín đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung trong nhiều năm qua. 

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.