Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ninh Thuận: Cấp phát gạo hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn

T.Hợp - 20:40, 10/04/2023

Sáng 10/4, một số địa phương tại tỉnh Ninh Thuận đã cấp phát gạo hỗ trợ đợt 1 (học kỳ II, năm học 2022 - 2023) cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn của các huyện, qua đó giúp các em có điều kiện an tâm học tập.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Cục Dự trữ Nhà nước Khu vực Nam Trung Bộ và Chi cục Dự trữ Nhà nước Ninh Thuận tiếp nhận gạo, bảo đảm về số lượng, chất lượng theo quy định và triển khai phân bổ đến các địa phương, đơn vị; đồng thời phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện việc phân bổ gạo được kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định.

Sở GD&ĐT cũng cử cán bộ phối hợp với Phòng GD&ĐT các huyện và đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các ban ngành, đoàn thể ở cơ sở giám sát chặt chẽ việc tiếp nhận và cấp phát gạo kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định. Việc cấp phát gạo hỗ trợ được tiến hành đến ngày 14/4.

Trước đó, theo Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận, thực hiện Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, Sở đã rà soát, kiểm tra và trình UBND tỉnh số lượng học sinh là con em đồng bào DTTS ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang theo học tại các trường cần được hỗ trợ. 

Qua rà soát trong học kỳ II, năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh có 2.856 học sinh đang theo học tại 25 trường thuộc khối tiểu học, THCS, trường dân tộc nội trú, bán trú thuộc các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn 5 huyện là Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Ninh Hải và Thuận Nam được hỗ trợ gạo. Theo đó, trong đợt này, các địa phương được cấp tổng số lượng gạo là 198.000 kg, mỗi học sinh được nhận 4 tháng, tương ứng với 60 kg gạo.

Việc cấp phát gạo hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn là sự quan tâm ý nghĩa của Chính phủ, nhằm tạo điều kiện cho các em không bị thiếu lương thực, có thêm động lực để vượt khó đến trường, đến lớp, tiếp tục vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.