Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Niềm tự hào của thể thao Việt Nam

PV - 17:45, 17/01/2018

Với năng khiếu trời cho cộng với niềm đam mê, tâm huyết và sự kiên trì tập luyện trong một thời gian dài, họ đã mang về vinh quang cho nước nhà, tỉnh nhà bằng những tấm huy chương, những bàn thắng ngoạn mục. Họ là những nữ vận động viên sáng giá của thể thao Việt Nam

Chương Thị Kiều- Sân cỏ là niềm đam mê: Là con trong một gia đình có truyền thống thể thao, Chương Thị Kiều dân tộc Khmer (sinh năm 1995) thừa hưởng năng khiếu bóng đá của người cha là ông Chương Úc (cựu cầu thủ của Kiên Giang), cô đã chọn sân cỏ để thỏa mãn niềm đam mê. Kiều bắt đầu tập luyện bóng đá từ năm 11 tuổi. Đến năm 15 tuổi, qua giới thiệu của đồng hương Võ Thị Thùy Trinh, người đã nhận ra tài năng của Kiều trong một lần về thăm quê, Kiều đã quyết định rời mảnh đất Kiên Giang lên TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp.
Vận động viên Chương Thị Kiều (Bên phải). Vận động viên Chương Thị Kiều (Bên phải).

 

Với tố chất sẵn có, Kiều đã nỗ lực tập luyện và tiến bộ không ngừng. Cô nhanh chóng lọt vào đội hình chính của đội tuyển bóng đá nữ TP. Hồ Chí Minh. Năm 2011, cô được chọn vào Đội tuyển quốc gia (ĐTQG). Ở bất cứ đâu, Kiều cũng luôn chứng tỏ được tài năng và lối chơi chững chạc, già dặn trước tuổi của mình trong vai trò của một hậu vệ. Nét đặc trưng ở cô là lối đá mạnh mẽ, khỏe khoắn, giống với tính cách hào sảng của người dân miền Tây Nam bộ.

Năm 2012, Chương Thị Kiều cùng ĐTQG tham gia AFF Cup 2012, cô đã ghi một bàn thắng đẹp khiến cả hàng thủ lẫn thủ môn Myanmar phải bất ngờ. Bàn thắng của Kiều giúp tuyển nữ Việt Nam hạ Myanmar với tỷ số 2-1 ở vòng bảng. Từ bàn thắng này, Chương Thị Kiều đã dành danh hiệu Nữ cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Việt Nam năm 2012.

Năm 2017, Chương Thị Kiều đã cùng Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam mang vinh quang về cho nước nhà khi giành được tấm huy chương Vàng SEA Games 29.

Châu Kiều Oanh-Gặt hái 3 huy chương trong một kỳ SEA Games: Tại SEA Games 29, xạ thủ Châu Kiều Oanh, quê Trà Vinh đã tham gia môn bắn cung và đã mang vinh quang về cho Đoàn Thể thao Việt Nam với 3 tấm huy chương (2 Bạc, 1 Đồng). Đây là một kỳ tích nằm ngoài sức tưởng tượng của chính nữ cung thủ sinh năm 1997.
Châu Kiều Oanh. Châu Kiều Oanh.

 

Trước đó, năm 2016, Kiều Oanh từng giành Huy chương Vàng và phá kỷ lục nội dung cá nhân cung 3 dây ở giải trẻ toàn quốc.

Châu Kiều Oanh cho biết, lần đầu tiên cô được tham dự một kỳ SEA Games nên cô cũng bị áp lực về tâm lý. Môn bắn cung phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý, chỉ cần một thoáng sơ sẩy cũng có thể dẫn tới kết quả hoàn toàn khác hẳn. Tuy nhiên, tham gia SEA Games 29, “Lúc đầu tôi đã bắn không được tốt nhưng ở các loạt bắn tiếp theo tôi đã thi đấu tốt hơn nên tôi không có gì để hối hận. Thành tích giành HCB trong lần đầu tiên tham dự SEA Games 29 khiến tôi rất vui, giúp tôi có động lực để thi đấu tốt hơn trong những giải đấu quốc tế tiếp theo”, Kiều Oanh cho biết.

Nguyễn Thị Kiều-“Cây gậy Vàng” của tỉnh Bắc Giang: Nhiều năm qua, tại các kỳ Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc, Đoàn Bắc Giang luôn giành vị trí Á quân, sau đoàn TP. Hồ Chí Minh ở môn thi đẩy gậy. Một trong những “gương mặt vàng” mang về nhiều thành tích cao cho đội tuyển đẩy gậy Đoàn Bắc Giang chính là vận động viên Nguyễn Thị Kiều.
VĐV đẩy gậy Nguyễn Thị Kiều (phải) trong một trận đấu với Nguyễn Thị Kim Hợp (TP. Hồ Chí Minh). VĐV đẩy gậy Nguyễn Thị Kiều (phải) trong một trận đấu với Nguyễn Thị Kim Hợp (TP. Hồ Chí Minh).

 

Kiều sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Năm 2009, lần đầu tiên với danh nghĩa vận động viên, Kiều đầu quân cho tỉnh Bắc Ninh và giành tấm Huy chương Vàng tại Đại hội TDTT toàn quốc. Với thành tích xuất sắc và triển vọng, nhiều địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Bắc Kạn đặt vấn đề “chiêu mộ” nhưng Kiều quyết định trở về Bắc Giang. Kiều cho biết, vận động viên đẩy gậy ngoài yêu cầu về thể lực phải có tính kiên trì, khả năng chịu đau tốt. Đồng thời, trong từng tình huống trận đấu thì trí tuệ, kỹ thuật cũng rất cần thiết để đạt mục tiêu cao nhất. Thành tích của Kiều được biết đến hiện nay với 7 Huy chương Vàng toàn quốc và không thể kể hết các Huy chương Vàng tại các giải khu vực và trong tỉnh.

Hỏi về dự định trong tương lai, Kiều chỉ cười rồi nói: “Được đến đâu hay đến đó, giờ còn khả năng thì tiếp tục cống hiến, cũng khó có cơ hội cho tôi thành công hơn nữa khi đẩy gậy không nằm trong hệ thống các môn thi đấu của Đại hội TDTT toàn quốc mà chỉ còn ở sân chơi phong trào”.

NGỌC ÁNH

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.