Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những triệu phú dưới chân đèo Sa Mù

Phạm Tiến - 18:13, 30/07/2023

Ngược lên thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị để viết câu chuyện người Bru Vân Kiều làm du lịch cộng đồng theo dự định. Thế nhưng khi đến Chênh Vênh, câu chuyện những triệu phú Hồ Văn Quý, Hồ Văn Phòn, Hồ A Kiên... lại cuốn hút làm tôi quên đi dự định ban đầu của cuộc hành trình.

Sau 55 năm giải phóng huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), người Bru Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng đã xây dựng bản làng của mình thành điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng.
Người Bru Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã xây dựng bản làng của mình thành điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng.

Với người Bru Vân Kiều ở Chênh Vênh, vợ chồng anh Hồ Văn Quý là một tấm gương trong lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình. Bằng sự siêng năng, cần cù, vợ chồng Hồ Văn Quý đã vượt khó vươn lên, trở thành hộ giàu.

Trong ngôi nhà 2 tầng khang trang mới xây dựng, anh Hồ Văn Quý chia sẻ: “Hiện gia đình tôi có 30 con bò, 3 con trâu, 10 con dê; 1,5ha cà phê, 1ha cao su, 1ha sắn, 1ha chuối. Mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi đã trừ các chi phí”.

Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, ít ai biết được hành trình bền bỉ lao động mà gia đình anh Hồ Văn Quý đã trải qua.

Lập gia đình từ năm 1998, Lúc ấy vợ chồng anh Quý được bố mẹ cho một mảnh rẫy nhỏ ở thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) để trồng lúa. Lúa rẫy mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ nên không đủ cái ăn. Vì thế, vợ chồng Hồ Văn Quý phải làm thêm nhiều nghề để kiếm sống.

Đến nay gia đình anh Hồ Văn Quý có 30 con bò, 3 con trâu, 10 con dê....nhiều nhất thôn, nhất xã.
Đến nay gia đình anh Hồ Văn Quý có 30 con bò, 3 con trâu, 10 con dê....nhiều nhất thôn, nhất xã.

Năm 2007, sau khi bàn bạc với các thành viên trong gia đình, vợ chồng anh Quý bán miếng đất bố mẹ cho để đến Chênh Vênh lập nghiệp. Với số tiền 100 triệu đồng bán đất, anh mua mảnh đất nhỏ sát dưới chân đèo Sa Mù để dựng nhà, gây dựng cuộc sống mới. Số tiền còn lại, anh mua bò sinh sản về nuôi và mua một máy cưa xích để nhận cưa tràm thuê cho các chủ rừng.

Nỗ lực lao động, cuộc sống vợ chồng anh Quý dần ổn định. Số bò mua lúc trước giờ cũng đã sinh sản, tăng đàn. Bò con lớn, anh bán bớt để lấy tiền mua thêm trâu, dê về chăn thả dưới tán rừng.

Năm 2009, vợ chồng anh Quý vay tiền mua thêm đất trong thôn để trồng trọt. Tính đến nay, gia đình anh có 1,5 ha cà phê, 1 ha cao su, 1ha sắn, 1ha chuối. Mỗi năm, gia đình anh lãi gần 200 triệu đồng sau khi đã trừ các chi phí.

Kinh tế gia đình ổn định, vợ chồng anh Hồ Văn quý có điều kiện để xây dựng nhà cửa khang trang. Các con anh được học hành đến nơi đến chốn. Trong đó, người con thứ 2 của anh chị đang là sinh viên năm thứ 3, Trường Đại học Y dược Huế.

Là người mạnh dạn đi đầu, Hồ Văn Phòn đã trở thành hộ giàu ở thôn Chênh Vênh
Là người mạnh dạn đi đầu, Hồ Văn Phòn đã trở thành hộ giàu ở thôn Chênh Vênh

Lần theo câu chuyện những triệu phú dưới chân đèo Sa Mù, tôi lại may mắn gặp được người đàn ông táo bạo đi đầu người Bru Vân Kiều, anh Hồ Văn Phòn.

Theo lời kể của anh Phòn, năm 2004, anh lấy vợ rồi ra ở riêng. Chưa có vốn liếng nên ai thuê gì làm nấy. Chăm chỉ, chịu khó, táo bạo, sau gần 10 năm, anh Phòn đã xây dựng được một cơ ngơi bề thế.

Câu chuyện vượt lên khó khăn trở thành triệu phú dưới chân đèo Sa Mù của anh bắt đầu từ một ý tưởng táo bạo. Năm 2014, nhận thấy người dân trong thôn trồng nhiều cà phê nhưng đầu ra chưa ổn định. Với tính cách quyết đoán, Hồ Văn Phòn đã thu mua cà phê của bà con rồi nhập cho các đại lý. Thu mua số lượng ngày một tăng theo diện tích trồng cà phê, gia đình anh Phòn có thu nhập ngày một khá hơn.

Cùng với phát triển dịch vụ, trong 2 năm 2019 - 2020, anh mở rộng diện tích trồng sắn trên các vùng đồi để nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, gia đình anh còn mua bò sinh sản về nuôi để đa dạng nguồn thu. Đến nay, gia đình anh có 2 ha cà phê, 2 ha sắn, 5 con bò. Mỗi năm, gia đình anh có thu nhập 200 triệu đồng.

Một góc thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) nằm dưới chân đèo Sao Mù
Một góc thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) nằm dưới chân đèo Sao Mù

Sau 55 năm giải phóng Hướng Hóa, người Bru Vân Kiều ở Chênh Vênh đã xây dựng bản làng của mình thành một điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng, mỗi năm đón trên 30.000 lượt khách, trong đó gần 50% là du khách nước ngoài. Cái đói, cái nghèo đã bị đẩy lùi. Thay vào đó là những tấm gương cần cù lao động sản xuất, vươn lên trở thành những triệu phú.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.