Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những trăn trở từ thanh long

PV - 16:18, 23/10/2018

Khoảng vài tuần trở lại đây, giá trái thanh long “lên - xuống” bất thường khiến nông dân lo lắng, bởi ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập tại hộ. Còn với nông dân Sóc Trăng, cây thanh long được tiêu thụ phần lớn tại thị trường nội địa, dù có phần lo nhưng họ vẫn bán trái ở mức giá tốt.

Ông Sơn Xinh, ấp An Phú, thị trấn Kế Sách (Kế Sách) bên vườn thanh long 6 năm tuổi đạt sản lượng cao. Ông Sơn Xinh, ấp An Phú, thị trấn Kế Sách (Kế Sách) bên vườn thanh long 6 năm tuổi đạt sản lượng cao.

 

Vườn thanh long ruột đỏ của ông Sơn Xinh, ấp An Phú, thị trấn Kế Sách (Kế Sách) đã gần 6 năm tuổi. Trong suốt mấy năm qua, giá bán thanh long của ông luôn ở mức cao. Bởi toàn bộ sản phẩm đều sản xuất theo đúng quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm và trái được chính ông vận chuyển tận vựa để cung ứng phục vụ thị trường xuất khẩu. Sổ ghi chép của việc bán trái từng đợt được ghi lại cẩn thận, dày đặt số tiền với giá bán lúc nào cũng cao ngất ngưỡng, quân bình khoảng 55.000 đồng/kg.

Ông Xinh hồ hởi: “Thanh long tại vườn vẫn được thương lái thu mua với giá 20.000 đồng/kg và thường mùa mưa giá bán thấp hơn so mùa nắng, tùy theo từng tháng giá dao động ở mức 15.000 đồng - 40.000 đồng/kg. Vườn thanh long của tôi từ lúc thu hoạch trái bán cho đến thời điểm này đều giữ mức giá ổn định, bởi mình canh tác theo quy trình chuẩn và trái đạt chất lượng xuất khẩu. Với những tháng mùa mưa, tự tôi phải vận chuyển trái đến vựa, chọn vựa mua trái với giá tốt nhất bán. Còn mùa nắng nhiều thương lái tranh nhau đặt hàng mua trái và họ đến tận vườn thu hoạch thanh long để xuất khẩu. Thường mùa nắng giá bán cao hơn gấp vài lần, mức giá từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng)”.

Với 12 công đất vườn, ông Xinh trồng 1.500 trụ thanh long, bình quân mỗi tháng ông thu hoạch 5 tấn - 7 tấn trái. Chỉ tính riêng năm 2017, số tiền lợi nhuận thu về gần 700 triệu đồng. Theo ông Xinh, việc thanh long giá thấp chưa từng có tại một số tỉnh mà các phương tiện truyền thông đưa tin ông cũng có biết. “Theo tôi nghĩ, giá thấp có lẽ đó là trái không đạt chuẩn, canh tác nhiều năm bị ảnh hưởng dịch bệnh nên không đáp ứng thị trường xuất khẩu” - ông Xinh phân tích. Để tiếp tục giữ vững sản lượng, tăng nguồn thu nhập, dự kiến tới ông Xinh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ thêm 10 công, nâng tổng diện tích lên 22 công.

Cũng là người gắn bó với cây thanh long ruột đỏ gần 20 năm qua, ông Trần Trang Nhã, xã Thạnh Trị (Thạnh Trị) chia sẻ: “Tôi canh tác 10 công thanh long ruột đỏ, do đã trồng lâu năm nên quen biết nhiều thương lái, tới mùa vụ thu hoạch là các thương lái tìm đến tận vườn để thu mua. Giá bán tương đối tốt, mới tháng rồi bán được giá 20.000 đồng/kg và theo tôi biết, hiện lái họ vẫn mua giá 15.000 đồng/kg. Do thanh long tại địa phương mình chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa nên giá vẫn ở mức khá, thị trường chủ yếu ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, một phần tôi cũng bán cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ huyện. Theo tính toán, trong năm 2017, thu nhập từ thanh long (sau khi trừ hết các khoản chi phí) gần 200 triệu đồng”.

Trưởng Phòng Kinh tế TX. Vĩnh Châu Lê Minh Trường thông tin: “Vĩnh Châu là một trong các địa phương có diện tích thanh long tương đối lớn với hơn 10ha tập trung ở các xã ven biển, trong đó có 5ha thanh long ruột đỏ đang cho trái và số còn lại đang giai đoạn phát triển. Thanh long thu hoạch được bán phần lớn tại tỉnh Tiền Giang phục vụ thị trường xuất khẩu. Tháng rồi hộ dân bán ở mức giá 20.000 đồng/kg, hiện giờ chưa tới đợt thu hoạch nên chưa biết vựa họ định giá bao nhiêu nhưng nghe giá thanh long không tốt hộ dân cũng lo lắng”.

Trao đổi cùng chúng tôi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huỳnh Ngọc Vân cho biết: “Diện tích trồng thanh long trên địa bàn tỉnh không lớn (khoảng vài chục hécta). Do đây là loại cây trồng được canh tác rải rác tại các địa phương nên ngành không thống kê cụ thể, bởi nó được trồng xen canh tại các khu vườn cây ăn trái và trên các bờ bao nuôi tôm, chỉ có số ít hộ dân phát triển vườn cây chuyên canh. Do vậy, thị trường tiêu thụ chủ yếu của thanh long của tỉnh là trong nội địa, chỉ số ít phục vụ thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, thanh long không nằm trong diện quy hoạch cây ăn trái của tỉnh nên ngành không khuyến khích hộ dân trồng, bởi sức cạnh tranh thấp so với các tỉnh bạn. Đồng thời, điều kiện tự nhiên của tỉnh mưa, nắng thất thường, vùng đất thấp không thích hợp trồng thanh long, còn đặc tính thanh long chịu nắng nóng, phù hợp vùng đất cát, đất cao nên người dân trồng thanh long tại tỉnh sẽ khó cạnh tranh trên thị trường…”.

Theo Báo Sóc Trăng

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.