Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những tấm gương điển hình thi đua ái quốc

PV - 15:32, 04/06/2018

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018) sẽ có 70 điển hình tiên tiến đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, công tác, học tập, lao động, sản xuất… được tôn vinh tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc dự kiến tổ chức vào sáng ngày 3/6/2018 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội). Trong đó, có nhiều cá nhân tiêu biểu là người DTTS. Họ là những tấm gương tiêu biểu, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, giản dị, khiêm tốn, giàu lòng nhân ái, làm sáng ngời truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Dưới đây là một số gương mặt là người DTTS sẽ tham dự lễ kỷ niệm.

Bà Thị Mương, dân tộc Xtiêng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Bù Dinh, xã Thanh An (Hớn Quản, Bình Phước)

Là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, tại địa bàn có trên 70% dân số là người DTTS theo đạo Tin lành, bà Thị Mương đặc biệt quan tâm đến công tác vận động hội viên và nhân dân thực hiện tốt các qui định của pháp luật. Bà luôn gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; vận động hội viên xây dựng 6 hũ gạo tình thương với trên 200kg gạo hỗ trợ chị em nghèo hằng năm.

baodantoc_thi_,muong

Để nói bà con nghe, bà chỉ sinh 2 con và vận động con gái đã lập gia đình sinh 2 con theo chủ trương của Nhà nước-việc mà nhiều gia đình DTTS cùng thời với bà khó làm được. Đến nay, bà đã vận động khoảng 60 trường hợp đi đình sản.

Bà và người thân trong gia đình luôn tiên phong trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Gia đình bà đang sở hữu 10ha đất, trong đó 3ha ruộng, 3,5ha cao su, hơn 2ha điều, 1ha tiêu, cho thu nhập trên 500 triệu đồng mỗi năm. Năm 2017, bà Thị Mương được Trung ương Hội LHPNVN trao tặng giải thưởng “Phụ nữ Việt Nam tự tin-tiến bước”.

Chị Y Byen, dân tộc Ba Na, Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San (Gia Lai): Chị Y Byen là một trong những điển hình về nét đẹp cuộc sống. Chị là người dám nghĩ, dám làm, vượt qua những hủ tục của người dân tộc Ba Na, cưu mang hai sinh linh vừa sinh bị ruồng bỏ theo tập tục của buôn làng lúc bấy giờ.baodantoc_ba-na

Năm 2004, một người phụ nữ dân tộc không có điều kiện đã phải đẻ tại nhà và không may qua đời. Theo phong tục của đồng bào Ba Na, đứa trẻ nào chẳng may mẹ qua đời mà vẫn còn bú, sẽ bị xử tội chết bằng cách để đói khát, sau đó mang đi chôn cùng với người mẹ. Y Byen khi ấy 14 tuổi còn là học sinh nhưng đã xin mang đứa bé về nuôi. Cô đặt tên cho cậu bé là Y Song-nghĩa là “Món quà của Chúa Trời”.

Những ngày đầu nhận nuôi đứa trẻ, gia đình Y Byen nghèo đến mức không có cơm ăn. Ngoài thời gian đi học, Y Byen tranh thủ đi mót mủ cao su, bắt cua, bắt ốc để trang trải học phí và mua sữa cho con.

Y Byen bồi hồi nhớ lại khoảnh khắc đứa bé gọi cô một tiếng mẹ, cô cảm thấy hạnh phúc khó tả thành lời.

Sau một lần đi công tác, Y Byen lại bắt gặp một đứa trẻ sinh non bị vứt ở nghĩa trang. Bản năng người mẹ trong cô trỗi dậy, thôi thúc Y Byen mang đứa trẻ về nuôi. Cô đặt tên cho đứa con thứ 2 của mình là Y Sơn, nghĩa là ngọn núi của dân làng. Ở độ tuổi 28 như Y Byen, những cô gái khác đã yên bề gia thất cùng đàn con thơ, nhưng Y Byen vẫn chưa nghĩ tới chuyện lập gia đình. Y Byen tâm sự: điều quan trọng nhất lúc này là lo cho hai đứa trẻ khôn lớn, thành đạt và mong sao những hủ tục còn tồn tại nơi các bản làng heo hút sẽ không còn, để những đứa trẻ sinh ra không may mất mẹ vẫn được sống một cuộc đời hạnh phúc, đầm ấm bên người thân yêu.

Thiếu úy Vàng Lao Lừ, dân tộc Mông, Đồn Biên phòng Mường Lạn (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La): Công tác tại Đồn Biên phòng Mường Lạn (Sốp Cộp, Sơn La), nắm tình hình tư tưởng, nguyện vọng của bà con trong bản Co Muông mong muốn được xóa mù chữ, Thiếu úy Vàng Lao Lừ đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sốp Cộp mở lớp học xóa mù.baodantocc_thieu_uy

Học sinh của anh vừa là đồng đội, vừa là dân làng, có người đã bước sang tuổi 38, có em mới hơn 10 tuổi. Ban ngày lên nương, ban đêm mới đi học. Lớp học phải tận dụng hệ thống thủy điện nước lúc được, lúc mất, nên mỗi học viên đều mang theo đèn pin để chiếu sáng thêm. Qua một năm, các học viên đều đã biết đọc, biết viết và tính được những phép tính đơn giản.

Trong các buổi học, Thiếu úy Vàng Lao Lừ còn kết hợp với công tác tuyên truyền pháp luật, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình như trồng cây ăn quả trên đất dốc, nuôi bò nhốt chuồng... Ban đầu, lớp có 22 người tham gia học, nhưng sau một thời gian, thấy lớp học mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều người đã đến đăng kí thêm, tăng sĩ số lớp học lên 36 học viên.

NGỌC TUẤN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.