Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những phương pháp giúp bạn có giấc ngủ sâu

Như Ý - 15:18, 19/10/2023

Một giấc ngủ ngon vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của con người. Một giấc ngủ sâu rất có ích cho việc hồi phục sức khỏe sau ngày dài miệt mài với công việc. Hãy tham khảo những phương pháp sau đây để có được giấc ngủ hoàn hảo nhé!

(Tổng hợp) Những phương pháp giúp bạn có giấc ngủ sâu

Loại bỏ nguồn ánh sáng xanh trước khi ngủ

Ánh sáng xanh là loại ánh sáng được phát từ các thiết bị điện tử. Loại ánh sáng này đã được chứng minh sẽ làm gián đoạn tốc độ và tần suất sinh học tự nhiên của cơ thể, khiến cho đầu óc tỉnh táo và đánh lừa giấc ngủ không tìm đến. Vì vậy, để đảm bảo có một giấc ngủ sâu, hãy tắt các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại 1-2 tiếng trước giờ ngủ.

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ

Nước ấm sẽ giúp cơ bắp được thư giãn, cả thân thể được thả lỏng, đồng thời bạn sẽ cảm thấy nhịp thở điều hòa chậm lại giúp bạn dễ vào giấc ngủ hơn. Nhưng bạn lưu ý không nên tắm sau 9 giờ tối vì có thể khiến bạn bị cảm lạnh và nguy hiểm sức khỏe.

Cần ngủ và thức giấc đúng giờ

Việc tạo thói quen đi ngủ và thức giấc đúng giờ sẽ điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cơ thể cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và buồn ngủ vào ban đêm. Mỗi người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7 giờ - 9 giờ mỗi đêm nhằm đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất. Dù bạn có mất ngủ vào đêm trước thì hãy cố gắng thức dậy đúng giờ vào sáng hôm sau, bởi nó sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn vào đêm hôm sau.

(Tổng hợp) Những phương pháp giúp bạn có giấc ngủ sâu 1

Chọn tư thế ngủ phù hợp

Nhiều tư thế nằm giúp con người có giấc ngủ ngon, nhưng cũng có những tư thế lại gây hại cho sức khỏe. Bạn nên chọn tư thế phù hợp để dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ và mang lại lợi ích sức khỏe cho bản thân.

Tư thế nằm ngửa: Ngăn ngừa đau lưng, đau cổ, giảm xuất hiện nếp nhăn, giảm trào ngược nhưng lại khiến chúng ta mắc chứng ngáy ngủ.

Tư thế nằm nghiêng: Tránh đau lưng, đau cổ, ngáy ngủ ít, giúp ích cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nó lại gây ra nếp nhăn cho da mặt và chảy xệ bầu ngực.

Tư thế nằm sấp: Gây đau lưng, đau cổ, nếp nhăn và gây hại cho bầu ngực nhưng nó lại hạn chế tối đa chứng ngáy ngủ.

Thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, khi ăn quá no hay cơ thể quá đói đều gây phản ứng khó ngủ. Cơ quan tiêu hoá của bạn cũng sẽ cần nghỉ ngơi trong khi ngủ. Bữa ăn quá gần giấc ngủ dù ít hay nhiều cũng sẽ khiến hệ tiêu hoá bạn phải làm việc khiến cho giấc ngủ của bạn không đủ sâu và hiệu quả. Cần lưu ý không nên ăn bất cứ gì tối thiểu 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, bạn không nên uống nhiều nước trước khi ngủ để tránh cơ thể phải thức dậy đi toilet vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả giấc ngủ. Trước khi ngủ, tuyệt đối không sử dụng trà, cà phê hay thuốc lá vì đây là các chất kích thích gây khó ngủ.

(Tổng hợp) Những phương pháp giúp bạn có giấc ngủ sâu 2

Thư giãn trước khi ngủ

Sau khi một ngày bận rộn bạn thả mình vào trong một cuốn sách có thể khiến bạn giảm bớt căng thẳng, thư giãn tốt hơn. Đọc sách giúp đưa ý thức của bạn lên một bình diện khác, đây là một trong những cách tốt nhất để có được một giấc ngủ thực sự thư thái.

Bên cạnh đó bạn có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc bởi âm nhạc có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ, thậm chí có thể được sử dụng để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ mãn tính giúp thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn.

Tạo môi trường thuận lợi

Môi trường, không gian ngủ đóng một vai trò quan trọng để cải thiện giấc ngủ của bạn. Giữ cho phòng ngủ của bạn mát mẻ, tối và yên tĩnh. Đầu tư vào một tấm nệm và gối thoải mái hỗ trợ tư thế ngủ ưa thích của bạn.

Ngoài ra, các loại tinh dầu có mùi hương dễ chịu như hương hoa oải hương, hoa nhài, hoa cúc, bạc hà, kết hợp tinh chất chanh và cam.… có thể giúp bạn thư giãn thần kinh, hỗ trợ đem đến một giấc ngủ sâu.

(Tổng hợp) Những phương pháp giúp bạn có giấc ngủ sâu 3

Hạn chế ngủ ngày

Khi bạn ngủ vào ban ngày quá nhiều, cơ thể có thể sẽ vẫn tỉnh táo vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Giấc ngủ ban đêm quan trọng hơn ban ngày rất nhiều vì đây là khoảng thời gian các tế bào của cơ thể tái tạo và phục hồi. Việc thay đổi thời gian nghỉ ngơi sẽ làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể, về lâu dài có thể tác động xấu đến sức khoẻ như suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược và làm giảm khả năng tập trung. Bạn có thể chợp mắt vào ban ngày từ 10 – 30 phút sẽ giúp cơ thể tỉnh táo, không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ chính.

Luyện tập thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn đi vào giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, tập thể dục không thường xuyên hoặc ngay trước khi đi ngủ sẽ làm cho việc đi vào giấc ngủ khó khăn hơn. Vì vậy, bạn nên kết thúc tập thể dục ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ. Tập thể dục buổi chiều khoảng 5 – 6h là cách hoàn hảo để giúp bạn ngủ tốt vào ban đêm.

Bên cạnh đó, những bộ môn như đi bộ hoặc yoga nhẹ nhàng, có thể giúp giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn khiến bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Giấc ngủ luôn đóng vai trò quan trọng để cơ thể lấy lại năng lượng cần thiết bắt đầu ngày mới. Việc ngủ đủ giấc sẽ mang lại nhiều lợi ích. Dẫu biết rằng, công việc, học hành sẽ tác động ít nhiều đến thời gian ngủ nhưng hãy cố gắng sắp xếp khéo léo để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, bạn nhé!

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.