Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chảy máu cam đôi điều cần biết

Như Ý - 16:43, 18/09/2023

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Tùy theo từng trường hợp mà chảy máu cam có thể nguy hiểm hoặc không. Để biết thêm về tình trạng này, mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây để có cách xử trí phù hợp.

Một trong số những yếu tố nguy cơ gây chảy máu cam ở người lớn là do căng thẳng và lo âu mãn tính
Một trong số những yếu tố nguy cơ gây chảy máu cam ở người lớn là do căng thẳng và lo âu mãn tính. Ảnh minh họa

Nguyên nhân

Tình trạng chảy máu cam xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Ở trẻ em, tỷ lệ chảy máu cam cao gấp 2 lần so với người trưởng thành. Phần lớn các trường hợp chảy máu cam không xác định được nguyên nhân rõ ràng, phần lớn là tự phát và xảy ra bất ngờ. Nếu bạn bị chảy máu cam nhiều thì có thể là do một số nguyên nhân sau:

Thời tiết khô, lạnh hoặc quá nóng gây giãn mạch máu, mạch máu mẫn cảm và dễ vỡ.

Các nhiễm trùng gây viêm tại chỗ: viêm mũi, viêm xoang, viêm loét mũi,…

Chấn thương vùng mặt, mũi: bị đánh vào mũi, tai nạn gây gãy xương cánh mũi, gãy vách ngăn mũi, vỡ xương hàm, gãy xương hàm trên, vỡ xoang trán,…

Thói quen ngoáy mũi mạnh tay gây tổn thương niêm mạc và mạch máu mũi.

Dị vật rơi vào mũi gây tổn thương mũi.

Các khối u trong mũi: u mạch máu dưới mũi, polyp mũi thể chảy máu, u xơ vòm họng, ung thư vòm họng,…

Bị cảm lạnh, dị ứng, xì mũi liên tục với cường độ mạnh.

Bị rối loạn đông máu kèm theo các bệnh cấp tính: cúm, sởi, thủy đậu, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét,…

Bệnh về máu: xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, rối loạn chảy máu, giảm prothrombine, giãn mao mạch,…

Thiếu vitamin C, K: vitamin C giúp cho độ bền của thành mạch, vitamin K tham gia vào quá trình đông máu. Nếu thiếu 2 vitamin này, cơ thể rất dễ gặp phải các tình trạng gây chảy máu, xuất huyết.

Sử dụng nhiều chất hóa học như cocain, aspirin, amoniac, thuốc kháng viêm, thuốc xịt mũi và một số thuốc gây dị ứng.

(Tổng hợp) Chảy máu cam đôi điều cần biết 1

Cách phòng ngừa chảy máu cam

Loại bỏ thói quen ngoáy mũi, tránh xì mũi quá mạnh hoặc quá thường xuyên. Đặc biệt, hạn chế hút thuốc là vì khói thuốc làm khô và kích thích niêm mạc mũi gây chảy máu cam.

Để tránh bị chảy máu cam nên ăn nhiều các loại trái cây có chứa nhiều bioflavonoids để giảm các mạch máu vỡ, ngăn ngừa nguy cơ bị chảy máu cam như các họ cây cam quýt.

Nên hạn chế những thức ăn quá cay nóng, bia rượu, sô cô la...

Duy trì giữ độ ẩm cho mũi, bạn có thể bôi một chút vaseline hoặc kem dưỡng ẩm khác vào mũi 1-2 lần mỗi ngày.

Nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh khoa học để tránh căng thẳng lo âu vì căng thẳng có thể dẫn đến hoặc đi kèm với chảy máu mũi.

Cách chữa chảy máu cam cho trẻ
Cách chữa chảy máu cam cho trẻ

Cách chữa chảy máu cam

Nếu để người bệnh bị chảy máu nhiều và kéo dài sẽ gây tình trạng mất máu cấp, lúc này ta phải xử lý khi bị chảy máu cam ngay. Biểu hiện của người chảy máu nhiều là hoa mắt, rối loạn nhịp tim, thở nhanh, nhợt nhạt, ngất. Cách chữa chảy máu cam giúp ngưng chảy máu ở mũi nhanh nhất ta cần làm như sau:

Bình tĩnh, ngồi xuống và ngả đầu về phía trước, để đầu cao hơn tim và làm giảm áp suất máu vùng mũi, giúp giảm chảy máu. Không được ngả đầu ra phía sau sẽ làm máu chảy vào các xoang hoặc chảy xuống họng.

Để bệnh nhân phải ở tư thế ngồi, tuyệt đối không nằm, đầu hơi cúi ra trước, không được ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy xuống họng, không được nuốt máu xuống dạ dày sẽ gây kích thích nôn. Nếu có thể thì nên khạc nhổ máu trong cổ họng và miệng ra ngoài.

Cố gắng thở bằng miệng, bóp chặt mũi bằng ngón tay cái và ngón trỏ, khoảng 10-20 phút để cầm máu. Khi máu có dấu hiệu chảy chậm lại, cần uống một ít nước để tránh cơ thể bị mất nước. Nếu được, nên nghỉ ngơi trong phòng có máy phun sương tạo ẩm hoặc ở những nơi mà không khí không quá hanh khô.

(Tổng hợp) Chảy máu cam đôi điều cần biết 3

Có thể chườm túi đá bằng vải lên mũi giúp co các mạch máu đồng thời làm giảm sưng nề, giảm viêm nếu gặp chấn thương. Lưu ý không để túi đá quá 10 phút để tránh làm tổn thương da.

Sau khi ngưng chảy máu mũi trong ít nhất 24 giờ không hắt hơi, kích ứng mũi. Cần chú ý không khí đủ độ ẩm, trong lành, tránh chỗ ô nhiễm, khói bụi.

Nếu sau 20 phút sơ cứu mà máu vẫn chảy thì cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay lập tức.

Lưu ý

Hầu hết trường hợp chảy máu cam thường là lành tính, ít nguy hiểm. Trong trường hợp nhẹ có thể chỉ sơ cứu tại chỗ mà không cần đưa đến cấp cứu tại bệnh viện. Tuy nhiên nếu thấy bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu: trụy mạch, xanh nhợt, toát mồ hôi, thở khó,… thì cần đưa ngay đến bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.