Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những “hiệp sĩ” trên đỉnh đèo Lò Xo

PV - 10:42, 18/06/2018

Giới tài xế gọi đèo Lò Xo là cung đèo “tử thần”, bởi nơi đây thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông thảm khốc. Tại cung đèo này nhiều năm nay, người dân sinh sống hai bên đèo thầm lặng làm công việc cứu người mỗi khi xảy ra tai nạn. Họ được xem là cứu tinh của những người gặp nạn.

Đèo Lò Xo nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, có chiều dài 27km. Con đèo dài, nhiều khúc cua gấp và dốc dựng đứng quanh co, uốn lượn giữa một bên là núi cao, bên kia là vực thẳm. Từ bao năm cung đèo là nỗi ám ảnh đối với tài xế và người dân.

10 năm làm nghề sửa xe trên đèo Lò Xo, anh Đinh Văn Hoàng ở xã Đăk Man, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum tham gia cứu không biết bao vụ tai nạn giao thông thảm khốc và cứu người gặp nạn khi đi qua cung đèo này.

Anh Hoàng đã từng cứu hộ nhiều vụ tai nạn trên đèo Lo Xo. Anh Hoàng đã từng cứu hộ nhiều vụ tai nạn trên đèo Lo Xo.

 

Theo lời anh kể, năm 2008, anh đến địa phương này sinh sống và có duyên với công việc cứu hộ trên đèo Lò Xo. Anh Hoàng nhớ rất rõ vụ tai nạn đầu tiên anh tham gia cứu hộ. Vào giữa đêm tháng 11/2009, một chiếc xe tải bị lật xuống vực, khi anh chạy đến nơi, chiếc xe tải nằm lọt dưới vực sâu 40m, hai người trên xe đều tử vong. Anh đã chui vào cabin đưa nạn nhân ra ngoài rồi cõng người bị nạn vượt dốc lên trên.

“Thời điểm đó, tôi mổ dạ dày xong, vết mổ chưa lành hẳn, sức khỏe còn yếu. Nhưng giữa đêm khuya, lực lượng chức năng không thuê được người cõng nạn nhân lên, chẳng còn cách nào khác tôi nhảy vào cõng người bị nạn lên dù vết thương vẫn còn đau nhức”, anh Hoàng bộc bạch.

Sau vụ lật xe tải đó, anh Hoàng chính thức vào “nghề” cứu hộ, chàng trai trẻ để lại số điện thoại cho người dân sống bên đèo và dặn “cứ thấy có tai nạn cần hỗ trợ, hãy gọi cho tôi”.

Đồng hành cùng anh Hoàng tự nguyện tham gia cứu hộ, cứu nạn trên khu vực đèo Lò Xo, là anh Ngô Văn Giáp. Năm 2011, anh Giáp được phân công nhiệm vụ về Trạm Kiểm dịch động vật Măng Khênh (đóng trên đèo Lò Xo). Từ đó, Giáp cũng trở thành “hiệp sĩ” trên cung đường đèo điểm đen tai nạn này.

Với anh Giáp vụ xe khách giường nằm chạy tuyến Đăk Nông-Hà Nội lao xuống vực ở đoạn giáp ranh hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam năm 2015 làm 1 người chết, hàng chục người bị thương còn in hằn trong trí nhớ.

Nhận được tin báo Giáp và Hoàng chạy xuống hiện trường ngay. Chiếc xe khách nằm dưới vực sâu 30m, bẹp dúm, hàng chục hành khác kêu cứu. Chúng tôi đồng hành cùng CSGT cắt sắt, cạy cửa mới đưa được nạn nhân ra. Sau đó, thay nhau bám dây đưa từng người lên cấp cứu. Nhờ được cứu hộ và đưa đi cấp cứu kịp thời nên thương vong giảm đi đáng kể. “Xong việc quần áo rách tả tơi, lạnh buốt, mấy anh CSGT phải cho anh em tôi mượn áo khoác về. Sau vụ việc này, mất gần tuần sau hai anh em mới hồi sức”, Giáp chia sẻ.

Một đoạn cung đèo Lò Xo Một đoạn cung đèo Lò Xo

 

Mới đây nhất, Hoàng và Giáp tham gia cứu hộ xe khách 45 chỗ bị lật vào rạng sáng ngày 1/3/2018 làm 1 người chết, 20 người bị thương. Hoàng và Giáp cầm đèn pin, xà beng chạy xe đến, chiếc xe tan hoang, mảnh thủy tinh vung vãi khắp nơi, trong xe người gào khóc, người giãy giụa. Hai anh đập kính chui vào cõng người ra ngoài. Gần nửa ngày mới đưa hết người bị nạn ra ngoài.

Sinh sống trên khu vực đèo chủ yếu đồng bào Giẻ-triêng. Trước đây, người Giẻ-triêng từng quan niệm, không được cứu giúp người tai nạn giao thông, bom mìn hay thú rừng cắn chết, bởi nếu giúp họ cái hồn oan uổng đó sẽ nhập vào mình, bắt mình đi theo. Vì thế mà khi thấy tai nạn hầu như bà con không ai quan tâm đến. Tuy nhiên, việc làm của những người như Hoàng, Giáp đã thay đổi nhân thức của bà con.

Theo đó xã Đăk Man thành lập Đội thanh niên tình nguyện cứu hộ, ứng cứu nhanh trên đèo Lò Xo gồm 10 thành viên là các đoàn viên không quản ngại khó khăn, luôn có mặt ở các vụ tai nạn. Nhiệm vụ của Đội là cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông và báo cáo tình hình cho chính quyền địa phương biết. Từ khi có Đội cứu hộ, nhiều người Giẻ-triêng trở thành lực lượng chính của Đội cứu hộ, với nhiều đóng góp trong công tác cứu nạn trên địa bàn xã.

Ông Nguyễn Xuân Hướng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Kon Tum nhận xét: Để hạn chế thương vong trong những vụ tai nạn trên đèo Lò Xo, ngoài đội ngũ y bác sĩ cấp cứu, thì công lớn là những người dân sống trên khu vực đèo. Bởi họ luôn là người có mặt đầu tiên ở hiện trường, nhanh chóng đưa người bị nạn đi cấp cứu kịp thời. Những tấm gương như anh Hoàng, Giáp rất đáng được tuyên dương, nhân rộng.

LÊ HƯỜNG

 

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.