Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những Cựu chiến binh đẩy lùi “giặc nghèo”

PV - 12:31, 05/06/2018

Từng là những người lính tham gia các trận đánh ác liệt, nhiều Cựu chiến binh ở Thái Nguyên vẫn phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ trong thời bình. Họ luôn có nghị lực vươn lên làm kinh tế giỏi để đẩy lùi “giặc nghèo”.

Về xóm Soi 1, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, hỏi về ông Dương Văn Toan ai cũng biết, bởi là bệnh binh nhưng ông lại là người giàu nhất xã.

Ông Toan năm nay ngoài 70 tuổi, 50 năm tuổi Đảng, hơn 10 năm trong quân ngũ. Năm 1976, ông về nghỉ mất sức với chế độ bệnh binh, mất 61% sức khỏe. Khi về địa phương ông luôn trăn trở với cách làm giàu. Gặp chúng tôi, ông hào hứng kể lại từ thời nghèo khó đến cuộc đời quân ngũ vẻ vang, quá trình tham gia công tác xã hội và phát triển kinh tế của mình.

Bệnh binh Dương Văn Toan (người cầm giá mật) giới thiệu về mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình. Bệnh binh Dương Văn Toan(người cầm giá mật) giới thiệu về mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình.

Năm 1993, ông đã mạnh dạn nhận đấu thầu 4ha đầm Ngọc Long của hợp tác xã để nuôi thả cá. Huy động hết nguồn vốn của gia đình và vay mượn thêm, ông thuê lao động đắp đập ngăn nước và thả các loại cá như: trắm, chép, mè… Khi đó, ông đã động viên con trai lớn là anh Dương Minh Tuấn đi học lớp trung cấp thủy sản, rồi trung cấp thú y để về phục vụ phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, gia đình còn chăn nuôi thêm lợn (trung bình 40 con/lứa), trâu, bò, gia cầm các loại (thời điểm nhiều nhất có khoảng 600 con gia cầm). Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình ông thu lãi xấp xỉ 100 triệu đồng.

Khác với mô hình đào ao thả cá của ông Toan, kinh tế gia đình cựu chiến binh Hà Quang Phụng, xóm Ao Đậu, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ đi lên từ trồng nấm và nuôi ong. Xuất ngũ năm 1994, ông Phụng từng lăn lộn qua nhiều nghề từ sửa chữa đồ điện, làm đậu, nấu rượu, chăn nuôi, đi làm thuê xây dựng mà đời sống vẫn khó khăn. Đến năm 1999, ông bắt đầu quan tâm đến nghề trồng nấm. Tự mày mò học nghề nên mới đầu chưa có kinh nghiệm, tất cả bịch nấm của gia đình đều bị hỏng.

Buồn nhưng không nản chí, ông quyết định đăng ký học lớp trồng nấm do Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội tổ chức. Chăm chỉ học hỏi kỹ thuật trồng nấm, thực hành, sau 3 tháng lớp học kết thúc cũng là lúc ông thuần thục về các công đoạn trồng nấm: xử lý nguyên liệu, đóng bịch cấy giống, ươm bịch rồi chăm sóc và thu hái nấm.

Năm 2004, cảm thấy vững vàng, ông bắt đầu tổ chức sản xuất thử nấm sò. Kết quả, sau 3 tháng chờ đợi, ông đã thu hoạch được nấm sò dày, trắng muốt. Sản phẩm nấm có chất lượng ổn định và được bán các chợ, nhà hàng trong huyện. Đến nay, gia đình ông đã xây dựng được nhà xưởng rộng gần 1.000m2, đảm bảo môi trường sạch sẽ. Hiện tại, mỗi năm gia đình ông thường sản xuất trên 1 vạn bịch nấm, thu hoạch khoảng 4 tấn nấm sò thương phẩm.

Bên cạnh trồng nấm, năm 2008, ông Phụng còn tham gia lớp tập huấn nuôi ong lấy mật do xã tổ chức. Đến nay, sau gần 10 năm, ông đã có trong tay 200 thùng ong. Với ý chí, nghị lực của mình, ông Phụng đã xây dựng được mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, trừ chi phí trung bình mỗi năm để ra được trên 100 triệu đồng. Gia đình ông cũng là gia đình tiêu biểu của xã trong phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa.

Có thể nói, ông Toan, ông Phụng là 2 trong số rất nhiều Cựu chiến binh nghị lực vươn lên làm giàu, xứng đáng là tấm gương cho nhiều người học tập.

THIÊN ĐỨC - DƯƠNG HƯNG

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.