Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những “chiến sĩ” trên mặt trận chống dịch

Nghĩa Hiệp - 10:38, 24/02/2020

Trong cuộc chiến chống dịch viêm phổi cấp Covid-19, đội ngũ nhân viên y tế là những “chiến sĩ” tuyến đầu của mặt trận chống dịch. Mặc dù biết khó khăn, nguy hiểm trước mắt, nhưng ai cũng sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần quyết tâm cao nhất.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 2, tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn nhân viên y tế xử lý tình huống tại Bệnh viện dã chiến
Bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 2, tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn nhân viên y tế xử lý tình huống tại Bệnh viện dã chiến

Bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 2, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Là đội ngũ y, bác sĩ, chúng tôi hiểu hơn ai hết nỗi lo của xã hội khi có dịch. Đây là cuộc chiến dài ngày và ngành Y tế là lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch. Đối với đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường cho hai Bệnh viện dã chiến của tỉnh Quảng Ninh, ai cũng trong tâm lý sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao”.

Với hai Bệnh viện dã chiến (TP. Móng Cái và Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng chỉ trong ít ngày ngắn ngủi, tổng số 1.000 giường bệnh và mức đầu tư kinh phí lên đến 138 tỷ đồng. Các trang thiết bị bao gồm 19 máy đo thân nhiệt, 194 máy thở, 14 máy siêu lọc máu, 1,1 triệu khẩu trang y tế, 2.740 khẩu trang N95, 2.548 bộ quần áo chống dịch… cùng nhiều trang thiết bị y tế khác và khi cần thiết có thể phục vụ 2.000 bệnh nhân điều trị dài ngày. Để sẵn sàng với mọi tình huống, gần 300 y, bác sĩ, nhân viên y tế đã được tăng cường, lên đường nhận nhiệm vụ. Đối với bất kể ai lên đường cũng đều hiểu rằng, chỉ khi dịch được kiểm soát mới có thể trở về bên gia đình, người thân. 

Nhớ lại lúc nhận nhiệm vụ lên đường, điều dưỡng Vũ Đức Duy, Khoa Hồi sức cấp cứu chia sẻ: “Khi được nhận lệnh lên đường làm nhiệm vụ, tôi chỉ kịp gọi điện về thông báo và dặn vợ con đôi ba điều về tình hình dịch bệnh, trang bị vài bộ quần áo rồi đi. Lúc ấy, tôi mong nhất là tình hình dịch bệnh không nghiêm trọng, trong tầm kiểm soát để khống chế tốt dịch trên địa bàn tỉnh”.

Buổi tập huấn kiến thức về phòng chống Covid-19 cho y, bác sĩ nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến Quảng Ninh
Buổi tập huấn kiến thức về phòng chống Covid-19 cho y, bác sĩ nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến Quảng Ninh

Nhận nhiệm vụ đón người dân ở TP. Vũ Hán (Trung Quốc) trở về Việt Nam vào sáng sớm ngày 10/2, là nhiệm vụ khó quên đối với lực lượng y tế tại Quảng Ninh. “Suốt cả đêm hôm ấy, tất cả lực lượng trực đón đều không ai ngủ được, ai cũng khoác lên mình bộ đồ phòng hộ. Quá trình 35 năm công tác của tôi, trải qua nhiều chuyện, nhưng chưa bao giờ tôi hồi hộp đến vậy. Khi thấy máy bay hạ cánh, đón được đồng bào mình về nước, họ hò reo vang lên “đất mẹ, sống rồi”. Nhìn thấy cháu bé ngủ ngon trong vòng tay mẹ, tôi thật sự không khỏi run lên vì xúc động”, bác sĩ Hùng chia sẻ.

Trở về với gia đình sau thời gian cách ly 14 ngày, chị Nông Thị Ng. Cảm động nói: “Trong quá trình cách ly, tôi luôn được các y, bác sĩ chăm sóc nhiệt tình, chu đáo, dặn dò cách chăm sóc, theo dõi sức khỏe khi về nhà. Được về với gia đình tôi mừng lắm, nhưng các bác sĩ vẫn phải ở lại tiếp tục chăm lo những người khác, tôi chỉ mong sớm hết dịch để mọi người sớm được về với gia đình”.

Những y, bác sĩ đã thật sự trở thành “chiến sĩ” khi đặt vấn đề xã hội lên trên gia đình, bản thân, để bước chân vào mặt trận phòng dịch. Trong cuộc chiến này, những kết quả xét nghiệm âm tính đối với các bệnh nhân sẽ là những phần thưởng lớn nhất đối với đội ngũ y, bác sĩ.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.