Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Những chiếc bánh nghĩa tình trong ngày tết Đoan Ngọ

Ý Vy - Hồng Diễm - 19:59, 14/06/2021

Theo truyền thống, Tết Đoan Ngọ là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn viên, sum họp. Năm nay, khác hẳn những năm trước, khi tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến khó lường, bà con Làng Du lịch cộng đồng Cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, đã cùng nhau làm một việc có ý nghĩa là, gói bánh ú, bánh lá dừa gửi tặng các lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch.


Người dân Cồn Sơn tất bật gói bánh tặng các chiến sĩ chốt kiểm dịch
Người dân Cồn Sơn tất bật gói bánh tặng các chiến sĩ chốt kiểm dịch

Đây là lần thứ 2, người dân Cồn Sơn tổ chức hoạt động gói bánh tặng lực lượng tuyến đầu. Lần đầu vào tháng 3/2020, khi cả nước căng mình chống dịch, người xứ Cồn cũng đã chung tay bắt cá, hái rau, làm bánh tét gửi tặng các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung ở Trường Quân sự TP. Cần Thơ.

Lúc này, các hoạt động du lịch tạm ngưng, nguồn thu nhập không ổn định như trước, nhưng nhiều người dân ở Cồn Sơn vẫn quyết định, dịp Tết Đoan Ngọ góp sức gói các loại bánh đặc trưng như bánh ú, bánh lá dừa ngày tết tặng các chiến sĩ tuyến đầu.

Chị Lê Thị Bé Bảy, thành viên Câu lạc bộ nhiều thế hệ Cồn Sơn cho biết: “Đối với người dân Miền Tây của mình, Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, là một ngày lễ rất đặc biệt. Hằng năm vào ngày tết này, các gia đình ở Cồn Sơn thường có mặt ở nhà, cùng nhau gói các loại bánh để cúng Tết Đoan Ngọ. Năm nay do dịch giã, nên có nhiều người dân và lực lượng trực chốt lại không được tham gia gói bánh cúng Tết Đoan Ngọ ở gia đình vì nhiệm vụ giữ bình an cho thành phố, cho cộng đồng.

" Người dân Cồn Sơn mong muốn thể hiện tình cảm qua từng chiếc bánh để động viên, cổ vũ các chiến sĩ”, chị Bảy chia sẻ.

Là một nghệ nhân làm bánh dân gian có tiếng của Làng du lịch cộng đồng Cồn Sơn, bà Phan Kim Ngân (tên thường gọi Bảy Muôn), chia sẻ: “Dịp mùng 5/5 này, biết các em không về  nhà để cùng nhau cúng Tết được, nên chúng tôi làm bánh, gửi chút tình hậu phương thay cho lời động viên. Mỗi người dân chúng tôi đã nhắc nhở nhau việc thực hiện các biện pháp 5K để đảm bảo an toàn, góp phần vào cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid – 19”. 

Từng chiếc bánh trao tặng mang theo cả tấm lòng hậu phương ra tiền tuyến cùng các chiến sĩ một lòng chống dịch
Từng chiếc bánh trao tặng mang theo cả tấm lòng hậu phương ra tiền tuyến cùng các chiến sĩ một lòng chống dịch

Từ người dân Cồn Sơn, hơn nghìn chiếc bánh trong những ngày qua, đã được chuyển đến 4  điểm chốt phòng chống dịch. Cầm trên tay chiếc bánh còn nóng hổi do bà con Cồn Sơn vừa trao tặng, anh Phạm Hoàng Minh Hiếu, Đoàn phường An Thới, thực hiện nhiệm vụ tại chốt kiểm soát bến đò Cô Bắc, Tân Quới (Giáp ranh TP. Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long) xúc động nói, hơn 2 tuần làm nhiệm vụ ở chốt trực, những người làm nhiệm vụ ở đây nhận được rất nhiều sự sẻ chia của bà con, từ đồ ăn đến dụng cụ y tế. Dịp Tết Đoan Ngọ đến, cũng có chút nhớ nhà, vì dịp này gia đình thường tổ chức gói bánh cúng tết, nhưng ai cũng quyết tâm trực chốt, không phụ lòng tin tưởng của bà con dành cho mình. 

“Những chiếc bánh chứa đầy tình quê đến đúng dịp Tết Đoan Ngọ năm nay, ngoài việc tăng cường sức khỏe cho lực lượng tuyến đầu, còn có ý nghĩa cổ vũ tinh thần rất to lớn. Chúng tôi sẽ cùng với TP. Cần Thơ quyết tâm chiến thắng đại dịch, để không phụ niềm tin và yêu thương của người dân đã dành cho chúng tôi”, anh Hiếu bộc bạch.

Những chiếc bánh được người dân xứ Cồn Sơn gói lần này, không chỉ lưu giữ nét đẹp văn hóa Tết Đoan Ngọ mùng 5/5, mà hoạt động này càng ý nghĩa hơn khi trong từng chiếc bánh bà con đã gửi gắm cả lòng tin, hy vọng đại dịch sẽ sớm được đẩy lùi...

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.