Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những bài thuốc dân gian từ khoai lang

Như Ý - 15:29, 19/09/2022

Khoai lang hay còn gọi là sâm nam. Theo Đông y, củ và lá khoai đều có vị ngọt tính bình, không độc. Khoai lang không chỉ là cây lương thực quan trọng, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon bổ dưỡng. Khoai lang còn là vị thuốc quý chữa táo bón, đái tháo đường, loãng xương và cholesterol....Sau đây là một số món ăn chữa bệnh từ khoai lang.

Khoai lang không chỉ là cây lương thực quan trọng, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon bổ dưỡng
Khoai lang không chỉ là cây lương thực quan trọng, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon bổ dưỡng

Nhuận tràng: Củ khoai rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay giã nhỏ, thêm ít nước sôi, khuấy đều. Uống 1 bát vào buổi sáng. Chữa táo bón. Dùng 3 - 7 ngày đến khi hết táo bón. Hoặc dùng 100 – 150g lá tươi luộc ăn hàng ngày.

Chữa bệnh tiểu đường: Ăn ngọn khoai lang lá tía theo cách nào cũng được, càng nhiều càng tốt, có thể ăn thêm ít cơm. Có thể dùng đọt non rau khoai lang tía (tím), luộc, xào, nấu canh, gần như ăn trừ cơm ròng rã trong khoảng 3 tuần. 

Hoặc: Ăn hột đậu chiều, rau khoai lang đỏ. Uống thêm nước sắc quả chuối hột xanh 30 g uống hàng ngày.

Hoặc: Dùng 50 g vỏ tươi củ khoai lang trắng nấu nước uống cả ngày.

Hoặc: Củ khoai lang trắng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, mỗi ngày dùng 50 g hãm nước sôi uống cả ngày. Áp dụng liên tục 10 ngày.

Hoặc: Lá khoai lang tươi 150g, bí đao 50g. Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn trong ngày.

Chữa mắt quáng gà: Ngọn lá non khoai lang xào với gan lợn, thêm gia vị vừa đủ, ăn tuần vài lần.

Chữa đau mỏi xương khớp: Khoai lang củ hầm với móng giò lợn hoặc duôi lợn, ăn tuần vài lần.

Hỗ trợ điều trị ung thư: Với ung thư kết tràng, trực tràng: Khoai lang tươi cả vỏ nấu cháo với gạo tẻ, đường.

Ung thư tử cung: Bột khoai lang 150g, khoai tây 200g, bột hạt hẹ 3g, thịt lợn nạc 50g, ít tôm nõn, táo đỏ, gia vị tùy ý. Dùng hai loại bột khoai làm vở, các nguyên liệu còn lại làm nhân, vo viên, hấp chín. Dùng như món ăn bình thường.

Khoai lang còn là vị thuốc quý chữa táo bón, đái tháo đường, loãng xương và cholesterol....
Khoai lang còn là vị thuốc quý chữa táo bón, đái tháo đường, loãng xương và cholesterol....

Chữa trĩ, táo bón: Dùng một củ khoai lang to vỏ đỏ ruột vàng. Bổ đôi củ khoai, cho 2-3 củ hành vào kẹp lại bọc lá chuối nướng cho chín sau đó ăn cả khoai và hành, ngày ăn 2-3 củ, ăn nhiều ngày. 

Hoặc: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. 

Hoặc: Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

Hoặc: Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

Hoặc: Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

Hoặc: Ngọn hoặc lá non khoai lang 100g, luộc chấm với nước sốt cà chua, ăn tuần vài lần.

Trị phụ nữ băng huyết: Lá khoai lang tươi 100 – 150g, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống

Trị chín mé: Dùng lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối đắp lên chỗ bị chín mé.

Trị mụn: Lá khoai lang giúp hút mủ nhọt đã vỡ bằng cách dùng lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn.

Chữa trẻ em cam tích: Lá khoai lang non 100g, kê nội kim (màng mề gà) 10g, sắc nước uống.

Chữa kiết lỵ: Dùng củ khoai lang bị sùng thái lát, phơi thật khô, tán nhỏ bỏ vào lọ kín, uống ngày 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê.

Khoai lang chứa lượng lớn chất chống oxy hoá có lợi cho người dùng
Khoai lang chứa lượng lớn chất chống oxy hoá có lợi cho người dùng

Giảm cân: Có thể bổ sung khoai lang luộc vào cả 3 bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Bên cạnh đó, tập thói quen giảm lượng tinh bột dần và thay thế vào đó bằng khoai lang. Duy trì hàng ngày sẽ giúp giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, các chị em sau sinh có thể áp dụng phương pháp này giúp hạn chế tình trạng tích tụ mỡ bụng, mỡ thừa.

Thiếu sữa: Dùng lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

Viêm tuyến vú: Lấy khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.

Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

Chữa say tàu xe: Củ khoai nhai sống nuốt nước.

Chữa bệnh zona (giời leo): Lá khoai giã nhuyễn đắp ngoài, đồng thời luộc lá non, ăn cả cái lẫn nước.

Chữa quáng gà thị lực giảm: Khoai lang đỏ (tươi) 200g, gạo tẻ 100g. Khoai rửa sach, gọt vỏ, thái miếng. Nấu với gạo thành cháo, thêm đường trắng đảo đều. Ăn hàng ngày.

Chữa viêm gan vàng da sốt nóng: Dùng khoai lang vàng (kim thự) 100- 150g. Rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc thêm 50g gạo tẻ, nấu cháo. 

Chữa bị phù nề: Lấy khoai lang 100- 150g rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc nấu cháo với 300ml dấm. 

Trị khô miệng, đau họng: Dùng bột khoai lang hoà nước sôi hoặc nấu chín, thêm đường. 

Sản phụ bị suy nhược thiếu máu: Khoai lang 500g, cá 1 con 500g, nghệ 1 củ 20g. Khoai rửa sạch, thái miếng, cá đánh vảy, mổ bỏ ruột, nghệ giã nát, hầm kỹ. 

Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai lang được lưu truyền rộng rãi trong dân gian
Cách chữa bệnh trĩ bằng khoai lang được lưu truyền rộng rãi trong dân gian

Chữa ngộ độc sắn: Dùng khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Thanh nhiệt, giải độc: Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.

Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn. 

Chữa viêm dạ dày: Lấy nước cốt khoai lang sắc uống ngày 3 lần. Mỗi lần một chén, uống liền 3 tuần, nghỉ 1 tuần có thể uống tiếp.

Chú ý:

Người có thực tích, đầy ợ hơi nên hạn chế ăn khoai.

Người mắc bệnh tim và cần dùng thuốc chẹn Beta nên tránh sử dụng khoai lang. Bởi thuốc chẹn beta khiến nồng độ Kali tăng cao. Bên cạnh đó tiêu thụ thêm khoai lang có thể làm tăng cao đột ngột lượng Kali trong cơ thể. 

Những người có vấn đề về thận nên tránh sử dụng khoai lang. Bởi vì Kali dư thừa trong máu cần được loại bỏ. Nếu thận hoạt động không tốt, lượng Kali thừa trong cơ thể có thể gây tử vong. 

Tiêu thụ quá nhiều Khoai lang có thể làm cho da và móng tay hơi chuyển sang màu cam.

Không ăn khoai lang sống vì có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột.

Không ăn khoai lang với quả hồng. Bởi lẽ khi 2 thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ khiến lên men dạ dày, tăng acid dịch vị, dẫn đến trào ngược dạ dày, loét bao tử,...

Thực đơn giảm cân bằng khoai lang chỉ nên kéo dài 3 tuần. Không nên kéo dài việc ăn khoai lang giảm cân quá lâu sẽ gây phản tác dụng.

Đừng bảo quản khoai lang trong tủ lạnh, nó sẽ nhanh hỏng hơn, bị mất mùi vị và héo./.

 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.