Giảm đường trong máu: Quả cóc gọt vỏ bỏ hạt, rồi thái nhỏ phơi khô sau đó tán thành bột. 1 ngày chia làm 3 lần ăn mỗi lần ăn 1 thìa và ăn trước khi ăn khoảng 30-40 phút, sau 1-2 tháng sẽ có kết quả tốt.
Chữa bệnh tiêu chảy: Lấy khoảng 4 miếng vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ sắc với 750m nước khi nào còn 250ml là được. Uống 3 lần trong 1 ngày bệnh tiêu chảy sẽ đỡ.
Chữa viêm họng, cảm cúm: Trong quả cóc có rất nhiều acid ascorbic và sắt hỗ trợ rất tốt cho cơ thể nên tăng sức đề kháng rất tốt cho người bị bệnh cảm cúm.
Điều trị bệnh thiếu máu: Quả cóc rất có lợi cho những người bị thiếu máu vì chúng rất giàu chất sắt. Sắt là chất đóng vai trò quan trọng giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, trái cóc còn chứa vitamin B1 cũng giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa chứng thiếu máu.
Điều trị ho: Nước ép cóc có thể hỗ trợ điều trị bệnh ho. Sau khi ép cóc lấy nước bạn thêm vào một ít muối và uống một ngày ba lần.
Ngoài ra, chiết xuất từ lá cóc cũng là một bài thuốc công hiệu để chữa bệnh ho. Nên dùng 3 hoặc 4 lá cóc rửa sạch, sau đó đun lá cóc trong nước sôi vài phút để nguội và uống. Có thể dùng nước này uống chung với mật ong cho dễ uống và điều trị ho hiệu quả.
Giảm các bệnh tim và ung thư: Trong 100mg quả cóc chứa đến 34 mg vitamin C bằng 1/2 lượng vitamin C cần thiết đối với cơ thể mỗi ngày. Vitamin C trong quả cóc có tác dụng chống lão hóa làm giảm các nguy cơ bệnh tim và ung thư rất tốt. Hỗ trợ hấp thụ sắt và tổng hợp Collagen và Protein tạo thành các mô liên kết với giúp chữa lành vết thương.
Giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa tốt: Quả cóc có giá trị dinh dưỡng rất cao và nó chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể như: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% – 0,8%; lipid 0,3 – 1,8%; cellulose 0,9% – 3,6%; tro 0,4% – 0,7%; acid 0,4% – 0,8%. Chính nhờ những chất này nên khi ăn cóc giúp cho kích thích tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.
Hỗ trợ đường ruột, giảm cân hiệu quả: Trong quả cóc chứa rất ít carbohydrate, chất béo, calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột, giúp cho tiêu hóa nhanh thức ăn và cảm giác no lâu nên nó có thể kiểm soát cơn đói và giảm cân nặng hiệu quả.
Cung cấp vitamin A tốt cho mắt: Quả cóc được coi là nguồn vitamin A tuyệt vời. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe mắt. Hợp chất vitamin A của trái cóc giúp võng mạc của mắt hoạt động tốt hơn trong quá trình tiếp nhận hình ảnh.
Cải thiện làn da khỏe đẹp: Quả cóc đóng vai trò như một chất chống oxy hóa tự nhiên. Hàm lượng vitamin C của loại trái cây này giúp phục hồi mô và chăm sóc làn da. Nước lá cóc và chiết xuất của nó có thể được sử dụng để thay thế sữa dưỡng thể và kem dưỡng da.
Tăng sức đề kháng: Trong 100g quả cóc sẽ cung cấp khoảng 3.2mg sắt, 32mg canxi, đáp ứng 18% lượng chất sắt và 3% lượng canxi cho cơ thể mỗi ngày. Mang nhiều giá trị dinh dưỡng như thế nên quả cóc giúp con người tăng sức đề kháng cực kỳ tốt.
Hỗ trợ tiêu hóa: Quả cóc còn chứa hàm lượng chất xơ tốt giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch ruột. Hàm lượng nước cao trong quả cóc giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Chữa bệnh kiết lỵ: Chuẩn bị 5g vỏ cây cóc sạch và đun với 2 chén nước cho đến khi nước cạn một nửa là dùng được.
Kiểm soát mức cholesterol: Lượng vitamin C chứa trong quả cóc có khả năng chuyển hóa cholesterol thành acid mật xanh – đây là một loại acid giúp hỗ trợ hiệu quả việc tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
Lưu ý:
Không nên sử dụng quá nhiều cóc và liên tục trong cùng một lúc sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, vì vị chua trong quả cóc có chứa nhiều axit.
Liều lượng đối với người trưởng thành là 300gr/ ngày, không nên ăn quá nhiều.
Nên ăn đa dạng các loại trái cây, để cung cấp đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể./.