Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ đại hồi

Như Ý - 09:50, 06/09/2021

Đại hồi còn được gọi là hồi, hồi sao, đại hồi hương, tai vị, bác giác hồi hương (quả chín phơi khô )... có vị ngọt, cay, có mùi thơm, tính ấm. Đại hồi là dược liệu được sử dụng trong y học hiện đại và y học cổ truyền với nhiều công dụng như kiện tỳ vị, mạnh gân xương, điều trị đau nhức xương khớp... Sau đây là một số bài thuốc từ đại hồi.

Quả cây hoa hồi được gọi đại hồi là bộ phận được dùng làm thuốc rất hiệu quả.
Quả cây hoa hồi được gọi đại hồi là bộ phận được dùng làm thuốc rất hiệu quả.

Điều trị cổ trướng và thũng trướng mãn tính:

Đem tán thành bột mịn hỗn hợp gồm 2g đại hồi kết hợp với 8g hạt bìm bịp. Bột mịn tán được chia uống với nước 3 lần trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 - 4 ngày để đạt hiệu quả điều trị cao.

Chữa đau bụng, cảm hàn:

Dùng đại hồi tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 2g kết hợp cùng rượu ấm, mỗi ngày uống 3 - 4 lần. Sử dụng bài thuốc trong 2 - 3 ngày có tác dụng.

Hoặc: Dùng tinh dầu đại hồi uống 3 - 4 lần trong ngày, mỗi lần uống khoảng 4 giọt.

Chữa tiêu chảy:

10g vỏ quế + 10g đại hồi + 20g đại hoàng + 20g long não + 25g gừng tươi, tất cả đem  tán nhỏ, thêm 1 lít rượu 70o ngâm trong 7 ngày trở lên. Ngày uống 2 lần mỗi lần 5ml.

Đại tiểu tiện không lợi:

Đại hồi và bìm bìm rửa sạch tán thành bột mịn, mỗi lần uống 4g với nước gừng sắc.

Chữa đau lưng:

Dùng đại hồi (bóc bỏ hạt), đem ngâm hoặc tẩm với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo rồi tán nhỏ. Sử dụng 6 - 10g cùng với rượu. Có thể sử dụng chung với tinh dầu ngải xoa vào vị trí đau.

Chữa hôi miệng, hơi thở khó chịu:

Đại hồi rửa sạch rồi nhai nát, ngậm nuốt nuốt dần, mỗi ngày dùng một vài cánh.

Chữa thấp khớp: Dùng một ít đại hồi nấu hoặc hâm với nước và sử dụng mỗi ngày như nước trà.

Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, điều trị nấm da, ghẻ lở:

Dùng 1 - 2 giọt tinh dầu hồi xoa đều và bôi vào chỗ vết thương. Với tinh chất hoa hồi có công dụng giúp nhanh lành vết thương.

Chữa bệnh đái dầm:

Chuẩn bị 20g đại hồi và bìm bìm với liều lượng như nhau. Đem tán nhuyễn thành bột mịn, mỗi ngày dùng 4g uống cùng với nước gừng nhằm gia tăng hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý 

Đại hồi không được sử dụng ở những đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong dược liệu này.

Dược liệu đại hồi không được sử dụng trong điều trị ở người bệnh bị âm hư, hỏa vượng.

Không được tự ý thay đổi liều lượng các bài thuốc, không lạm dụng đại hồi trong điều trị. Sử dụng liều quá cao dược liệu này có thể gây ngộ độc với biểu hiện run tay chân, sung huyết não, phổi và co giật...

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng đại hồi là an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú./.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.