Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công dụng tuyệt vời từ hành củ

Như Ý - 11:10, 22/07/2021

Củ hành là một vị thuốc độc đáo trong Đông y có vị cay, tính ôn, không độc. Hành không chỉ là một loại gia vị thơm ngon, mà nó còn có công dụng kháng khuẩn và phòng bệnh rất tuyệt vời. Sau đây là một số bài thuốc từ hành củ mời bà con tham khảo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cảm cúm: Hành củ tươi 5 - 7 củ, cả rễ, rửa sạch, giã với 3 lát gừng, đổ một bát nước đun kỹ thêm đường đủ ngọt, uống khi còn nóng.

Trị bệnh lao: Nước ép sống từ hành củ lâu nay được xem là liệu pháp chữa vi trùng lao. Bạn có thể uống nước ép củ hành để phòng ngừa bệnh lao.

Chống đông máu: Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.

Chữa mụn nhọt: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt khi còn nóng.

Chữa tiểu tiện không lợi: Củ hành 5g, gián đất 1 con, giã nát, đắp vào rốn. Tiếp đó có thể dùng bài thuốc sau: Hành 20g, mã đề 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 15g, sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ngạt mũi, thở không thông: Hành 20g sắc uống.

Chữa viêm tuyến vú: Hành củ 20 - 30g giã nát hấp nóng, đắp chườm vào chỗ đau.

Chữa chín mé: Củ hành nướng chín, đập dập đắp vào chỗ đau.

Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.

Chữa động thai ra máu: Hành củ 20g, giã nát, ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.

Ngăn chảy máu mũi: Thân nhiệt tăng quá cao đôi khi có thể gây chảy máu mũi. Lúc này, bạn cần nhỏ 3-4 giọt nước củ hành vào mũi. Hành củ có tác dụng làm máu ngừng chảy.

Trị mụn: Thoa nước ép hành củ trộn với nước cốt chanh lên mụn. Hợp chất lưu huỳnh tự nhiên và đặc tính chống viêm của hành sẽ giúp trị mụn trứng cá.

Hạ huyết áp: Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

Táo bón và đầy hơi: Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.

Rụng tóc: Một nghiên cứu còn cho thấy việc bôi nước ép hành tây trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng làm tăng khả năng mọc tóc.

Hỗ trợ hệ hô hấp: Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.

Giảm nhiễm trùng đường tiết niệu: Đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.

Chữa vàng da: Đây là một trong những biện pháp trị vàng da truyền thống. Chỉ cần ngâm hành củ cùng nước chanh qua đêm. Sáng hôm sau, uống loại nước này có hòa thêm ít muối tiêu.

Điều hòa kinh nguyệt: Uống nước ép củ hành hòa với đường thốt nốt giúp chị em phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn.

Chữa bỏng: Bị các vết bỏng nhẹ, bạn cần tìm ngay củ hành. Nước ép củ hành giúp làm mát vết bỏng, chống giộp da và ngăn chặn các vùng da bị bỏng mưng mủ nhiễm trùng.

Giảm sỏi thận: Nước ép hành ấm hòa với đường giúp làm tan hoặc làm giảm kích cỡ các viên sỏi thận.

Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.

Chống nhiễm khuẩn: Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

Chú ý:

Mặc dù hành có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng chỉ nên dùng ở mức vừa phải./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.