Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều ý kiến xoay quanh Luật Thanh tra (sửa đổi) và Luật Cảnh sát cơ động

Hoàng Quý - 14:14, 26/05/2022

Sáng 26/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe Tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi); Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động, đồng thời tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Giữ nguyên thanh tra cấp huyện

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã trình bày Tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) trước Quốc hội.

Liên quan tới tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, dự thảo Luật kế thừa các quy định hiện hành về tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước và thiết kế mô hình các cơ quan thanh tra cho phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương. Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện.

Theo ông Đoàn Hồng Phong, khi đề xuất chính sách xây dựng Luật Thanh tra (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đã đề xuất không tổ chức Thanh tra huyện.

Tuy nhiên, quá trình xây dựng, hoàn thiện dự án luật, nhiều ý kiến cho rằng, huyện là một cấp chính quyền quan trọng, cơ quan thanh tra hiện này không chỉ thực hiện chức năng thanh tra, mà còn có trách nhiệm giúp UBND thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Mặt khác, nếu không tổ chức Thanh tra huyện, thì Thanh tra tỉnh cũng phải tăng thêm biên chế và tổ chức thêm các phòng chuyên môn phụ trách thanh tra địa bàn các huyện khi có yêu cầu, nên thực tế việc tinh giản bộ máy cũng không đáng kể.

Vì vậy, dự thảo Luật đã tiếp thu các ý kiến và giữ nguyên quy định về Thanh tra huyện trong dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày Tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) trước Quốc hội
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày Tờ trình dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) trước Quốc hội
Tiếp tục rà soát để tránh trùng lặp Luật Cảnh sát cơ động

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Luật Cảnh sát cơ động tại hội trường, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án luật này. Sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội các cơ quan của Quốc hội và cơ quan có liên quan.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Cảnh sát cơ động là lực lượng thuộc Công an Nhân dân, nên dự thảo Luật Chính phủ trình quy định Cảnh sát cơ động là “lực lượng vũ trang Nhân dân” là phù hợp và thống nhất với một số luật đã ban hành; là căn cứ pháp lý để xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, xây dựng chế độ, chính sách, bảo đảm hoạt động, tạo điều kiện để Cảnh sát cơ động hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Liên quan đến quy định huy động người, phương tiện, thiết bị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý “tên điều” và nội dung “điều luật” theo hướng chỉ huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự.

Quy định về thẩm quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự nhằm bảo đảm các điều kiện để Cảnh sát cơ động hoàn thành nhiệm vụ được giao trong các trường hợp cấp bách, do đó dự thảo Luật chỉ quy định Cảnh sát cơ động được huy động khi thực hiện các nhiệm vụ do Cảnh sát cơ động chủ trì thực hiện quy định tại khoản 2 và 3 Điều 9 dự thảo Luật. Đối với nhiệm vụ tham gia, phối hợp phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh thì việc huy động người, phương tiện, thiết bị sẽ do lực lượng chủ trì quyết định.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới phát biểu
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới phát biểu

Đối với nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, nếu phát hiện trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng đe dọa đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội cần có biện pháp ngăn chặn, xử lý, trấn áp kịp thời mà lực lượng tuần tra, kiểm soát không đủ điều kiện xử lý hiệu quả thì được phép huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này như dự thảo Luật trình Quốc hội.

Dự thảo Luật Chính phủ trình quy định việc điều động Cảnh sát cơ động trong nhiều trường hợp khác nhau, trong đó các trường hợp đều phải theo kế hoạch, phương án đã được phê duyệt. Để bảo đảm tính cơ động, kịp thời và đúng thẩm quyền thì trong những trường hợp cấp bách, người điều động Cảnh sát cơ động phải đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Công an. Ủy ban Thường vụ cho rằng, quy định này phù hợp với thẩm quyền chỉ huy trong Công an Nhân dân. Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý quy định việc báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an như Điều 20 dự thảo Luật trình Quốc hội. Đồng thời đề nghị Quốc hội cho giữ thẩm quyền điều động như dự thảo Luật Chính phủ trình.

Ngoài ra, trên cơ sở tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và qua rà soát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bỏ Điều 11 dự thảo Luật Chính phủ trình, bổ sung 3 điều (Điều 11, 12 và 13 như dự thảo Luật trình Quốc hội), chỉnh sửa nội dung và kỹ thuật lập pháp ở 23 điều; sắp xếp lại vị trí một số điều để bảo đảm tính thống nhất và khả thi.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.