Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều xã vùng đồng bào DTTS tại Sóc Trăng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

PV - 17:14, 16/02/2023

Ngày 16/2, Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Xuyên công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận 4 xã (gồm: Hòa Tú 2, Ngọc Tố, Đại Tâm và Gia Hòa 2) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hầu hết các xã này có đông đồng bào DTTS.

Ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại Lễ công nhận 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Trung Hiếu-TTXVN
Ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại Lễ công nhận 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Trung Hiếu-TTXVN

Theo ông Đặng Văn Phương, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên, huyện vinh dự được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng chọn xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025. Do đó, Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân quyết tâm, nỗ lực, kế thừa, phát huy kết quả đạt được triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, các xã: Ngọc Tố, Hòa Tú 2, Đại Tâm và Gia Hòa 2 đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao sớm hơn kế hoạch. Năm 2022, huyện Mỹ Xuyên đã có 3 xã Ngọc Đông, Tham Đôn và Hòa Tú 1 được công nhận nông thôn mới nâng cao.

Các xã được công nhận đợt này đều có mức thu nhập bình quân trên 64 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đều giảm về mức dưới 2%. Tình hình an ninh nông thôn luôn ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Qua thực hiện các phong trào, địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình, gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới.

Tại lễ công bố, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Vương Quốc Nam chúc mừng và biểu dương Đảng bộ, chính quyền, nhân dân 4 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao; đồng thời khẳng định, đây là thành quả của huyện Mỹ Xuyên cũng như của tỉnh Sóc Trăng. Toàn tỉnh hiện đã có 64/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Mỹ Xuyên là lá cờ đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh với 10/10 đơn vị cấp xã đạt nông thôn mới, trong đó có 7/10 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Từ phong trào này, diện mạo nông thôn nơi đây đã đổi thay, cơ sở hạ tầng giao thông, đời sống nhân dân được nâng lên.

Trao Bằng Công nhận cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của huyện Mỹ Xuyên. Ảnh: Trung Hiếu-TTXVN
Trao Bằng Công nhận cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của huyện Mỹ Xuyên. Ảnh: Trung Hiếu-TTXVN

Ông Vương Quốc Nam cho rằng, phong trào xây dựng nông thôn mới không có điểm dừng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể huyện Mỹ Xuyên cùng 4 xã trên cần tiếp tục nâng cao vai trò chính trị, chủ động, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới; quan tâm quán triệt, tuyên truyền huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia, chung sức xây dựng quê hương.

Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tuyên truyền để người dân thấy được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới. Các địa phương cần nâng chất các tiêu chí, lấy phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân làm mục tiêu phấn đấu; huy động các nguồn lực xã hội để tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, đi lại, giao thương của người dân.

Dịp này, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã trao Bằng khen 8 tập thể, 16 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao của 4 xã được công nhận đợt này. 

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.