Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều nước thắt chặt các biện pháp phòng dịch vì biến thể Omicron

PV - 08:15, 23/12/2021

Đến sáng 23/12, thế giới có tổng số 277.478.586 ca nhiễm và 5.392.723 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 870.277 và 7.197 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm bệnh nhiều nhất với 227.605 ca nhiễm mới; đồng thời là nước ghi nhận nhiều ca tử vong nhất với 1.544 ca tử vong mới chỉ trong một ngày qua.

Nhiều quốc gia tiếp tục thắt chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19. (Ảnh: AFP)
Nhiều quốc gia tiếp tục thắt chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19. (Ảnh: AFP)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 23/12, đã có 248.583.464 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 23.502.399 ca bệnh đang điều trị, có 23.412.901 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 89.498 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 223 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 83.860.511 ca. Trong đó, 1.244.102 ca đã tử vong do COVID-19 và 81.155.404 ca được điều trị khỏi. Trong ngày qua, 3 quốc gia ghi nhận số người nhiễm COVID-19 nhiều nhất châu Á là: Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Hàn Quốc khi có thêm lần lượt 19.095; 16.555 và 7.450 ca nhiễm mới; và 3 quốc gia có số trường hợp tử vong nhiều nhất là: Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ với số trường hợp tử vong lần lượt là 210, 179 và 143 ca.

Với 81.981.180 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 23/12, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, trong đó có 1.498.056 ca tử vong và 71.654.066 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 470.400 ca nhiễm và 3.836 ca tử vong mới vì COVID-19. Anh, Pháp và Tây Ban Nha là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có thêm lần lượt 106.122; 84.272 và 60.041 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận trong ngày qua. Và Nga hiện là nước có thêm nhiều ca tử vong vì COVID-19 nhất khu vực, với 1.020 ca tử vong mới trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Ba Lan (775 ca) và Đức (475 ca).

Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 249.097 ca nhiễm COVID-19 và 1.852 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 62.442.158 và 1.229.468 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba thế giới. Với 227.605 ca nhiễm và 1.544 ca tử vong mới vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Canada với con số thống kê lần lượt là 14.932 ca nhiễm mới và Mexico với 245 ca tử vong mới do COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 20.568 ca nhiễm và 236 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 39.371.111 ca và 1.189.634 ca tử vong. Argentina là nước có nhiều ca mắc mới nhất trong ngày qua khi có thêm 11.121 ca nhiễm mới trong khi Brazil là nước có thêm nhiều ca tử vong mới nhất (137 ca).

Tính đến sáng 23/12, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 9.396.427 ca, trong đó có 227.027 ca tử vong và 8.456.696 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 3.353.106 ca nhiễm và 90.587ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 21.098 ca nhiễm và 99 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 953.724 và 721.797 ca nhiễm bệnh cùng 14.817 và 25.491 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 426.478 ca nhiễm (tăng 5.694 ca) và 4.421 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 8 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 5.498 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 264.705 ca, trong đó 2.162 ca tử vong (tăng 8 ca).

Đến nay, gần một tháng sau khi biến thể Omicron được công bố trên toàn cầu, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove cho biết WHO vẫn chưa có đủ dữ liệu về biến thể Omicron để có thể khẳng định biến thể này dễ lây nhiễm hơn biến thể Delta.

Tuy nhiên, quan ngại sự lây lan của biến thể Omicron, nhiều quốc gia trên thế giới đã thắt chặt các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát dịch bệnh.

Với 160 trường hợp nhiễm biến thể Omicron được ghi nhận tại Nhật Bản, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Shigeyuki Goto cho biết biến thể Omicron đang có chiều hướng lây lan mạnh trên phạm vi toàn thế giới, cho rằng đây là kịch bản khó tránh khỏi. Bộ này cũng gửi thông báo đến chính quyền các địa phương để tăng cường cảnh giác và nhanh chóng mở rộng hệ thống kiểm soát, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở lưu trú phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19.

Trong khi đó, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Alexander De Croo, Ủy ban Quốc gia tham vấn về COVID-19 của Bỉ (Codeco) đã nhóm họp khẩn cấp và quyết định áp dụng các biện pháp tăng cường phòng dịch. Theo đó, đóng cửa tất cả các cơ sở văn hóa, giải trí và thể thao kể từ ngày 26/12, bao gồm nhà hát, phòng hòa nhạc và rạp chiếu phim. Những sự kiện tổ chức ngoài trời sẽ phải tuân theo những quy định hạn chế mới. Chợ Giáng sinh vẫn được duy trì nhưng không được dựng lều và phải tuân thủ quy định 4m2/khách. Các cửa hàng có diện tích dưới 20m2 chỉ được đón tiếp cùng một lúc hai khách hàng. Các sự kiện thể thao dù ở ngoài trời hay trong nhà đều không được phép có khán giả. Làm việc từ xa vẫn là quy định bắt buộc và mỗi người chỉ đến công sở một ngày duy nhất trong tuần…

Tại Italy, Thủ tướng Mario Draghi tuyên bố chính phủ nước này sẽ xem xét việc mở rộng các đối tượng phải tiêm chủng bắt buộc vaccine ngừa COVID-19; đồng thời cũng sẽ cân nhắc áp đặt quy định trên toàn quốc về việc phải đeo khẩu trang ở ngoài trời và xét nghiệm COVID-19 để được tham dự các sự kiện đông người, kể cả đối với những người đã có thẻ xanh, chứng nhận giấy hoặc số cho thấy người sở hữu đã tiêm vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng.

Ở châu Mỹ, ngày 22/12, Chính phủ Venezuela thông báo đã phát hiện 7 ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron, đồng thời yêu cầu cơ quan y tế tăng cường các biện pháp phòng chống dịch và vệ sinh dịch tễ./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.