Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tin tức

Hơn 7 nghìn ca tử vong do COVID-19 trong ngày qua

PV - 10:18, 22/12/2021

Đến sáng 22/12, thế giới có tổng số 276.562.477 ca nhiễm và 5.384.587 ca tử vong vì dịch COVID-19, sau khi ghi nhận thêm lần lượt 741.490 và 7.081 ca chỉ trong vòng 24 giờ qua. Mỹ là quốc gia có số ca nhiễm bệnh nhiều nhất với 180.338 ca nhiễm mới; đồng thời là nước ghi nhận nhiều ca tử vong nhất với 1.811 ca tử vong mới chỉ trong một ngày qua.

New Zealand hoãn kế hoạch mở cửa biên giới cho đến hết tháng 2/2022. (Ảnh: AP)
New Zealand hoãn kế hoạch mở cửa biên giới cho đến hết tháng 2/2022. (Ảnh: AP)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 22/12, đã có 248.010.127 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 23.167.763 ca bệnh đang điều trị, có 23.078.685 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 89.078 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 223 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 83.786.734 ca. Trong đó, 1.242.779 ca đã tử vong do COVID-19 và 81.080.805 ca được điều trị khỏi. Trong ngày qua, 3 quốc gia ghi nhận số người nhiễm COVID-19 nhiều nhất châu Á là: Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Ấn Độ khi có thêm lần lượt 19.859; 16.325 và 5.914 ca nhiễm mới; và 3 quốc gia có số trường hợp tử vong nhiều nhất là: Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và với số trường hợp tử vong lần lượt là 250, 187 và 57 ca.

Với 81.500.946 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 22/12, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhiễm nhiều thứ hai thế giới, trong đó có 1.494.056 ca tử vong và 71.305.257 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 416.173 ca nhiễm và 3.860 ca tử vong mới vì COVID-19. Anh, Pháp và Tây Ban Nha là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có thêm lần lượt 90.629; 72.832 và 49.823 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận trong ngày qua. Và Nga hiện là nước có thêm nhiều ca tử vong vì COVID-19 nhất khu vực, với 1.027 ca tử vong mới trong 24 giờ qua, tiếp sau đó là Ba Lan (538 ca) và Đức (516 ca).

Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục tăng trong 24 giờ qua, khi có thêm 194.056 ca nhiễm COVID-19 và 1.923 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 62.162.820 và 1.227.180 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ ba thế giới. Với 180.338 ca nhiễm và 1.811 ca tử vong mới vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Canada với con số thống kê lần lượt là 11.504 ca nhiễm và 21 ca tử vong mới do COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 19.104 ca nhiễm và 206 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 39.348.792 ca và 1.189.347 ca tử vong. Argentina là nước có nhiều ca mắc mới nhất trong ngày qua khi có thêm 9.336 ca nhiễm mới trong khi Brazil là nước có thêm nhiều ca tử vong mới nhất (86 ca).

Tính đến sáng 22/12, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 9.341.729 ca, trong đó có 226.797 ca tử vong và 8.438.689 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 3.332.008 ca nhiễm và 90.488 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 15.423 ca nhiễm và 35 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 953.297 và 721.450 ca nhiễm bệnh cùng 14.814 và 25.485 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 420.735 ca nhiễm (tăng 4.542 ca) và 4.413 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 8 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 4.489 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 259.174 ca, trong đó 2.154 ca tử vong (tăng 8 ca).

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca nhiễm và tử vong tiếp tục tăng cao, ngày 21/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp với vaccine phòng COVID-19 Nuvaxovid của hãng dược phẩm Novavax (Mỹ). Trước đó, ngày 20/12, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 Nuvaxovid cho người từ 18 tuổi trở lên. Việc WHO đưa vaccine của Novavax vào danh sách cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUL) sẽ mở đường cho các quốc gia khác trên thế giới nhanh chóng cấp phép và nhập khẩu vaccine này. Bên cạnh đó, sau động thái trên, vaccine của hãng dược phẩm Mỹ sẽ được chấp nhận tham gia cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX. Nuvaxovid là loại vaccine thứ 10 được đưa vào EUL.

Nuvaxovid sẽ là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 5 được lưu hành tại châu lục này, sau vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Loại vaccine này được phát triển dựa trên một công nghệ truyền thống hơn so các loại vaccine phòng COVID-19 trước đó nên EMA hy vọng vaccine sẽ được nhiều người dân châu Âu đón nhận hơn. Công nghệ này bao gồm các protein được tìm thấy trong protein gai của virus SARS-CoV-2 giúp kích hoạt hệ miễn dịch. Công nghệ này cũng đã từng được thử nghiệm và sử dụng nhiều thập kỷ trong phát triển vaccine phòng các bệnh như viêm gan B./.

Tin cùng chuyên mục
Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Mưa lớn nhiều ngày do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 đã khiến cho nhiều vùng đất ở Nghệ An ngập úng cục bộ. Khu vực miền núi đã xuất hiện sạt lở. Đáng chú ý, đã có thiệt hại về người và tài sản vì mưa lũ.