Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững vùng đồng bào Chăm

PV - 14:58, 09/08/2018

Huyện Ninh Phước là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống, đông nhất của tỉnh Ninh Thuận, toàn huyện có trên 48.000 người Chăm. Cấp ủy và chính quyền địa phương huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, chuyển giao khoa học-kỹ thuật thực hiện nhiều mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các mô hình sản xuất tiên tiến đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giảm nghèo bền vững ở các làng Chăm, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.

mô hình giảm nghèo Mô hình trồng bắp nhân giống của nông dân xã Phước Vinh.

Ông Đàng Năng Tom, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Phước, địa phương triển khai mở rộng các mô hình sản xuất hiệu quả của nông dân như: Mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa từ đầu năm 2018 đến nay đạt 3.651ha; cánh đồng lớn đạt 1.548ha; sản xuất rau an toàn áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm 355ha, tập trung ở xã An Hải 230ha, Phước Hải 125ha; sản xuất nho sạch, táo sạch theo tiêu chuẩn VietGAP; tận dụng lá nho táo cung cấp thức ăn nuôi dê, cừu vỗ béo.

Ninh Phước cũng đã thực hiện hiệu quả mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

như sản xuất lúa giống 280ha liên kết

sản xuất giữa HTX với các hộ dân; sản xuất bắp nhân giống 680ha tại 2 xã Phước Vinh, Phước Sơn; trồng 40ha cây măng tây xanh liên kết giữa HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tuấn Tú với Công ty Linh Đan; liên kết Công ty Cổ phần CP nuôi heo tập trung quy mô 600-2.000 con tại xã Phước Vinh và xã An Hải; liên kết Công ty Emivest nuôi gà lấy trứng quy mô 120.000 con tại xã Phước Vinh; liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Triệu Tín với các tổ nhóm nuôi dê, cừu; nông dân trồng nho, táo VietGAP liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp Ba Mọi, Thiên Thảo. Các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện còn 6,47%; riêng vùng đồng bào Chăm, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn dưới 5%…

Đơn cử, mô hình HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tuấn Tú (An Hải) liên kết với Công ty TNHH Linh Đan trồng 40ha măng tây xanh theo tiêu chuẩn VietGAP . Các nông hộ đưa giống măng tây xanh Atticus chất lượng cao vào canh tác, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Công ty hợp đồng thu mua sản phẩm măng tây xanh cho nông dân với giá 50 ngàn đồng/kg. Cây măng tây xanh cho lợi nhuận trung bình trên 500 triệu đồng/ha/năm, đồng bào Chăm làng Tuấn Tú vươn lên làm giàu từ tiềm năng lợi thế kinh tế địa phương.

Hoặc như mô hình liên kết sản xuất bắp giống của nông dân xã Phước Vinh vụ đông-xuân vừa qua đạt năng suất, thu nhập cao, tạo tâm lý phấn khởi trong nông dân, góp phần nâng cao tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tính đến nay, nông dân huyện Ninh Phước canh tác 700ha táo và 430ha cây nho. Đây là hai loài cây kinh tế chủ lực cho thu nhập cao, ít sử dụng nước tưới, được địa phương khuyến khích nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích canh tác phù hợp với điều kiện thời tiết khô hạn. Các nông hộ tận dụng lá nho, lá táo chăn nuôi vỗ béo dê, cừu với tổng đàn hiện nay lên 81.700 con. Ông Trần Văn Mót ở thôn Phước Khánh (Phước Thuận) cho biết mô hình tổ nhóm nuôi dê, cừu vỗ béo của ông gồm có 12 hộ. Bà con liên kết tận thu lá nho, lá táo cắt cành chở về làm nguồn thức ăn dự trữ nuôi dê, cừu; vườn nho 4-5 năm tuổi cắt cành được 800-1.000 kg lá/sào. Mỗi lứa, ông nuôi 15-20 con dê, sau 4-5 tháng xuất chuồng đạt trọng lượng trung bình 35kg/con. Nhờ nguồn thu nhập từ mô hình nuôi dê, cừu vỗ béo, gia đình ông Mót có thu nhập trung bình 80-100 triệu đồng/năm...

Ông Nguyễn Đô, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết, trong thời gian tới, huyện Ninh Phước tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền vận động nông dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các mô hình hiệu quả vào sản xuất nhằm tăng thu nhập, nâng cao toàn diện đời sống nông dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc Chăm, góp phần xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

SƠN NGỌC

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.