Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiều hoạt động tại Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023

Như Tâm - 10:43, 18/11/2023

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức họp báo cung cấp thông tin Lễ hội Oóc Om Bóc Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023. Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội và Ông Lâm Tấn Hoà, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Sóc Trăng chủ trì buổi họp báo.

Có hơn 30 cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh đến dự và đăng ký tác nghiệp tại Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
Có hơn 30 cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh đến dự và đăng ký tác nghiệp tại Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023

Tại buổi họp báo, các phóng viên đã được Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch thông tin tóm tắt một số nội dung diễn ra tại Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, với chủ đề: “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.

Theo đó, Lễ hội có quy mô cấp tỉnh sẽ được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 25 đến 27/11, tại TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), với các hoạt động chính gồm: Liên hoan tiếng hát Truyền hình tiếng Khmer khu vực Nam Bộ; triển lãm ảnh nghệ thuật; Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền - Sóc Trăng năm 2023; liên hoan ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng” lần V năm 2023; hội nghị giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Sóc Trăng; tổ chức xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam đối với Bức tranh lớn nhất Việt Nam được làm từ gạo ST; trình diễn Lôiprotip (thả đèn nước)-ghe Cà Hâu; khai mạc giải đua ghe Ngo; lễ cúng trăng. 

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội phát biểu tại buổi họp báo
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội phát biểu tại buổi họp báo

Riêng về giải đua ghe Ngo được ông Lý Rô Tha, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết, giải sẽ diễn ra vào 02 ngày (26 và 27/11/2023), tại Khán đài đường đua ghe Ngo, TP. Sóc Trăng. Tính tới ngày 17/11, Giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, có 46 đội ghe trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng đăng ký tham gia, trong đó, có 6 đội ghe nữ. Riêng đơn vị tỉnh Sóc Trăng có 35 đội ghe nam và 3 đội ghe nữ. Về cơ cấu giải thưởng, năm nay tuy giải quy mô cấp tỉnh nhưng vẫn giữ như mức giải khu vực. Ngoài ra, tỉnh Sóc Trăng còn nâng mức tài trợ cho mỗi đội nghe từ 20 triệu lên 30 triệu đồng.

Tại buổi họp báo, Ban tổ chức cũng đã ghi nhận nhiều câu hỏi của các phóng viên và giải đáp các nội dung nhằm bảo đảm yêu cầu tác nghiệp báo chí.

Đua ghe Ngo là môn thể thao truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer mang tín đoàn kết cao
Đua ghe Ngo là môn thể thao truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer mang thể hiện tinh thần đoàn kết cao

Phát biểu tại buổi họp báo, Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội cho rằng, Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng, năm 2023 được tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là trong hoạt động văn hóa Lễ hội. Đáp ứng được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.

Thông qua Lễ hội nhằm đa dạng hóa các hoạt động kích cầu, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Sóc Trăng. Qua đó thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia hoạt động du lịch.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.