Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhật Bản phát triển nông nghiệp nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến

Nguyệt Anh (T/h) - 12:01, 13/05/2022

Từ trước đến nay, Nhật Bản được biết đến là một quốc gia vô cùng kiên cường, dù phải đối diện với biết bao nhiêu thiên tai nhưng người Nhật vẫn vực dậy, đứng lên phát triển trở thành quốc gia có nền kỹ thuật công nghệ và nông nghiệp bậc nhất nhì thế giới.

       

Sử dụng robot để thu hoạch nho (Ảnh minh họa)
Sử dụng robot để thu hoạch nho (Ảnh minh họa)

Sử dụng robot trong nông nghiệp

Với tình trạng già hóa dân số ngày càng đáng lo ngại, chính phủ Nhật Bản đã hướng tới ý tưởng sử dụng robot thay thế con người làm nông nghiệp để duy trì ổn định an ninh lương thực trong tương lai.

Theo đó, một công ty Nhật Bản có tên SPREAD đã tuyên bố về kế hoạch mở nông trại rau diếp do robot canh tác tại nước này từ giữa năm 2017. Theo đó robot sẽ là lực lượng lao động chính tại nông trại, thực hiện hầu hết các khâu từ tưới nước, bón phân cho tới thu hoạch.

Tại nông trại robot của SPREAD, công việc duy nhất do con người đảm nhận là gieo hạt. Đại diện của SPREAD chia sẻ rằng, nông trại robot sẽ giảm một nửa chi phí nhân công của công ty đồng thời tăng 25% sản lượng rau diếp thu hoạch.

Một mẫu robot thu hoạch dâu của Nhật Bản.
Một mẫu robot thu hoạch dâu của Nhật Bản.

Ngoài ra, Tập đoàn Kubota, nhà sản xuất máy móc nông nghiệp lớn nhất Nhật Bản trong thời gian qua đã thiết kế mẫu máy cày tự hành đầu tiên. Với việc được trang bị hệ thống định vị toàn cầu (GPS), những máy cày có thể tự canh tác trên cánh đồng và bón phân sau khi kiểm tra chất lượng đất. Các công ty khác của Nhật Bản cũng đang trong cuộc đua sản xuất dạng máy cày và máy thu hoạch tương tự.

Không dừng ở đó, Kubota cũng phát triển và quảng bá thiết bị có thể đem theo như một chiếc balo giúp nông dân thu hoạch và vận chuyển rau, hoa quả…

Việc sử dụng robot trong ngành nông nghiệp ở Nhật Bản đem lại những hiệu quả vô cùng to lớn đối với nền nông nghiệp nước này. Trước kia, khi sử dụng nguồn lao động truyền thống, sản lượng nông nghiệp không đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhưng từ khi sử dụng nguồn lao động là robot thì Nhật Bản đã có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế cao.

Áp dụng kỹ thuật canh tác nhà kính

Nông dân Nhật thường xuyên áp dụng những công nghệ hiện đại để tạo ra những loại rau chất lượng nhất. Công nghệ trồng rau sạch Nhật Bản được áp dụng theo quy trình từ giai đoạn chọn giống. Sau đó tiến hành nghiên cứu môi trường sinh trưởng phù hợp, phương pháp bón phân và tưới nước cho từng loại rau. Mang lại năng suất và chất lượng tốt nhất cho rau trồng.

Rau sạch được trồng trong nhà kính
Rau sạch được trồng trong nhà kính

Rau thường được trồng trong những nhà lồng bạt, không dùng hóa chất. Sử dụng hệ thống đo nhiệt độ cùng lượng mưa để kiểm soát độ ẩm phù hợp cho rau quả tăng trưởng. Rau trồng được đáp ứng đủ 5 tiêu chí sạch: Giống sạch, đất sạch, nước sạch, rau trồng sạch và thu hoạch, đóng gói sạch. Và tiêu chí 5 không: gồm không phân hóa học, không chất bảo quản, không chất biến đổi gen, không sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Mô hình trồng rau sạch phổ biến tại Nhật Bản hiện nay là trồng rau thủy canh. Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất. Các giá thể này có thể là cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,… Một trong những điểm nổi bật của mô hình này là hạn chế tối đa việc tưới nước cho rau.

Mô hình trồng rau thủy canh tại Nhật Bản
Mô hình trồng rau thủy canh tại Nhật Bản

Trong phương pháp trồng rau thủy canh có thủy canh tĩnh, đó là dùng dung dịch thủy canh cố định trong khay nhựa hay thùng xốp. Trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh tĩnh không cần dùng đất để trồng. Hiệu quả và năng suất trồng rau mà công nghệ này mang lại vẫn giúp người dân Nhật Bản thu lại nguồn lợi lớn.

Ngoài ra người Nhật có áp dụng công nghệ thủy canh hồi lưu - sử dụng hệ thống bơm dung dịch thủy canh tự động. Nguồn dưỡng chất trong ống thủy canh sẽ luân chuyển đến từng gốc cây để cung cấp dưỡng chất cần thiết.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.