Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Nhân rộng hiệu quả mô hình “camera an ninh” tại các xã vùng sâu

Ngọc Thu - 06:52, 16/11/2022

Với việc triển khai mô hình Camera an ninh tại các vị trí trọng yếu ở 9/17 địa phương, các xã vùng sâu của tỉnh Gia Lai, đã giúp lực lượng chức năng trong công tác phòng ngừa đấu tranh phòng - chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, người dân cũng nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh.

Mô hình Camera an ninh được triển khai đã giúp lực lượng chức năng trong công tác phòng ngừa đấu tranh phòng - chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội
Mô hình Camera an ninh được triển khai đã giúp lực lượng chức năng trong công tác phòng ngừa đấu tranh phòng - chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội

Huyện Chư Sê (Gia Lai) là địa phương có tuyến Quốc lộ 25, đường Hồ Chí Minh và nhiều tuyến đường liên huyện khác đi qua, dẫn đến nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, gây khó khăn trong nắm tình hình và quản lý của địa phương. 

Ông Trương Thanh Hoài, Chủ tịch UBND thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê cho biết: Toàn thị trấn có 8.000 hộ trải khắp 21 thôn, làng, tổ dân phố. Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, từ năm 2019 đến nay, bằng nguồn xã hội hoá, thị trấn đã lắp đặt 8 mắt camera an ninh (tổng trị giá 80 triệu đồng) ở các tuyến giao thông, khu dân cư, chợ… Các dữ liệu trích xuất từ mắt camera sẽ được kết nối với hệ thống máy chủ tại trụ sở UBND thị trấn. Từ đó, giúp cán bộ thuận tiện theo dõi bao quát các địa điểm, địa bàn, đồng thời kịp thời huy động lực lượng đến nắm tình hình, giải quyết khi có vụ việc xảy ra. 

"Thời gian qua, mô hình đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng công an trong nhận định, đánh giá điều tra, làm rõ và xử lý chính xác các vụ việc an ninh trật tự, an toàn giao thông", ông Hoài thông tin.

Ông Ksor Ríu, một người dân cho hay: "Trước đây, mỗi lần đi qua đoạn đường Quốc lộ 25, tôi luôn có cảm giác bất an, bởi chứng kiến nhiều người dân đi xe không tự giác chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Bây giờ, khi biết mình có thể bị phát hiện và xử lý bất cứ lúc nào nếu vi phạm nên mọi người đều chấp hành tốt, rồi các tệ nạn xã hội khác cũng giảm đáng kể. Tôi đi qua đoạn đường này cũng cảm thấy yên tâm nhiều hơn”.

Thiếu tá Nguyễn Thái Bình,  Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (Công an huyện Chư Sê) thông tin: Triển khai từ năm 2017, đến nay, toàn huyện đã lắp đặt tại 9/15 xã, thị trấn với 100 điểm quan sát (100 mắt camera). Nguồn kinh phí xây dựng mô hình do Ban chỉ đạo Phòng - chống tội phạm của các xã, thị trấn và vận động nguồn xã hội hóa, với bình quân 5 triệu đồng/mắt camera. Vị trí lắp đặt là tại các địa điểm, tuyến đường giao thông trọng yếu, khu dân cư, chợ…có nguy cơ mất an ninh trật tự.

Theo báo cáo từ Công an tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh đã thành lập và duy trì hoạt động 208 mô hình an ninh, trong đó có 157 mô hình hoạt động hiệu quả, nổi bật là các mô hình sử dụng camera phục vụ công tác giám sát an ninh. Tính đến tháng 5/2022 toàn tỉnh có 9/17 địa phương có mô hình camera với 551 mắt camera.

Vụ việc trộm cắp tài sản (xe mô tô) được Camera ghi nhận, truyền dữ liệu, kết nối với hệ thống máy chủ tại thôn 2, xã Ia Blang, huyện Chư Sê
Vụ việc trộm cắp tài sản (xe mô tô) được Camera ghi nhận, truyền dữ liệu, kết nối với hệ thống máy chủ tại thôn 2, xã Ia Blang, huyện Chư Sê

Thượng tá Trần Sơn Đại Huynh, Trưởng phòng Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an tỉnh Gia Lai, nhận định: Việc sử dụng camera đa số được giám sát, quản lý, vận hành bởi lực lượng Công an cấp xã. Đây là giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, giúp cho lực lượng chức năng tăng cường năng lực giám sát an ninh công cộng, giám sát chuyên sâu các mục tiêu trọng điểm, lưu trữ thông tin làm nguồn dữ liệu tham khảo, phục vụ công tác quản lý trật tự đô thị, công tác xác minh, điều tra xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, việc triển khai mô hình camera an ninh trên địa bàn tỉnh cơ bản chỉ mới đáp ứng nhu cầu quan sát hình ảnh, việc đầu tư xây dựng còn mang tính rời rạc… Thời gian tới, đơn vị sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương triển khai xây dựng mô hình camera an ninh ra toàn tỉnh, bảo đảm tất cả các xã, phường, thị trấn đều có mô hình camera an ninh. Đồng thời, thống nhất đặt tên chung để thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành, góp phần đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 24/10/2024, tại Tp. Thái Nguyên, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024 đã được tổ chức long trọng. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đến dự và chỉ đạo Đại hội.