Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhân rộng cánh đồng lớn thúc đẩy liên kết sản xuất lúa

PV - 10:30, 17/06/2019

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mỗi ha lúa tham gia cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất từ 10-15%, sản lượng tăng từ 20-25%, thu lãi thêm 2,2-7,5 triệu đồng. Tuy nhiên, việc hợp tác, liên kết sản xuất lúa nói chung và cánh đồng lớn nói riêng ở nhiều nơi hiện vẫn chưa thu hút hộ nông dân tự nguyện tham gia, dẫn đến đầu ra hạt lúa chưa thật sự ổn định…

Liên kết vẫn mang tính hình thức

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn), ĐBSCL có diện tích đất trồng lúa khoảng 1,9 triệu ha, với diện tích gieo trồng hằng năm khoảng 4,2 triệu ha, năng suất bình quân ước đạt 57 tạ/ha và sản lượng lúa ước đạt 24 triệu tấn, trong đó khoảng 50% cho tiêu dùng nội địa và 50% phục vụ cho xuất khẩu.

Thời gian qua, mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp với hợp tác xã (HTX) và người nông dân (ND) đang phát huy được hiệu quả tích cực. Nổi bật là mô hình cánh đồng lớn liên kết trên cây lúa diện tích hơn 516.000ha, với 619 nghìn hộ dân tham gia. Tuy nhiên, qua thống kê gần đây của Cục Trồng trọt, hoạt động này tại các tỉnh ĐBSCL chưa ổn định, thậm chí có chiều hướng giảm sút.

Thu hoạch lúa vụ Đông-Xuân 2019 tại TP. Cần Thơ. Thu hoạch lúa vụ Đông-Xuân 2019 tại TP. Cần Thơ.

Theo tính toán của Cục Trồng trọt, ở ĐBSCL mỗi ha lúa tham gia cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất từ 10-15%, sản lượng tăng từ 20-25%, thu lãi thêm 2,2-7,5 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc hợp tác, liên kết sản xuất lúa nói chung và cánh đồng lớn nói riêng, ở nhiều nơi vẫn còn mang tính hình thức nên chưa thu hút hộ ND tự nguyện tham gia.

Chia sẻ thực tế này, ông Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết thêm: ND và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung để cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro trong sản xuất, kinh doanh. Việc thiếu các tổ chức ND đủ mạnh như các HTX nông nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết cũng như việc tiêu thụ lúa qua hợp đồng liên kết còn rất thấp nên người trồng lúa vẫn phải tự sản xuất và bán sản phẩm cho thương lái, chịu nhiều thua thiệt và rủi ro.

Cần nhân rộng cánh đồng lớn

Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang nhìn nhận, việc liên kết sản xuất lúa và tiêu thụ; xây dựng cánh đồng lớn sẽ giúp chuyển nhanh từ sản xuất nông nghiệp nhỏ, manh mún sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, nâng cao thu nhập cho người ND và hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Việc xây dựng cánh đồng lớn sẽ gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch giao thông nội đồng, quy hoạch vùng sản xuất nông sản hàng hóa.

Ngoài quan điểm nêu trên, ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ cho rằng, cần rà soát lại những chính sách trong nông nghiệp, để tăng cường các chính sách khuyến khích doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia vào mô hình liên kết sản xuất-tiêu thụ thông qua hợp đồng; chú trọng chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu tập trung theo quy hoạch, như giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi, điện, kho chứa sản phẩm… phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Chia sẻ về thực tế khó khăn trong liên kết sản xuất lúa nói chung và cánh đồng lớn nói riêng, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Thốt Nốt-Cần Thơ) cho rằng: Mô hình cánh đồng lớn khó nhân rộng là do thiếu vốn. Do đó, Nhà nước cần tập trung đầu tư và tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để mô hình này tiếp tục lan tỏa và phát huy hiệu quả trong thời gian tới…

NHƯ TÂM

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.