Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Củng cố mạng lưới trường lớp (Bài 9)

Sỹ Hào - 15:33, 07/12/2024

Thực trạng cơ sở vật chất trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đều được thu thập trong các cuộc điều tra thông tin về kinh tế - xã hội của 53 DTTS. Đây là dữ liệu tham chiếu để đánh giá hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cũng như từ vốn xã hội hóa, từ đó đề ra các giải pháp nhằm huy động nguồn lực để củng cố mạng lưới trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Cơ sở vật chất trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. (Trong ảnh: Nhà bán trú, Trường PTDT Bán trú Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được đầu tư xây dựng khang trang)
Cơ sở vật chất trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. (Trong ảnh: Nhà bán trú, Trường PTDT Bán trú Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được đầu tư xây dựng khang trang)

Tỷ lệ kiên cố còn khiêm tốn

Ngày 24/10/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành.

Số liệu đưa ra tại Hội nghị thì, hết năm 2023, cả nước có gần 628.571 phòng học các cấp mầm non, phổ thông công lập. Trong đó có 545.375 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ kiên cố hóa 86,6% (cấp học Mầm non có tỷ lệ kiên cố hóa 83,0%; cấp học Tiểu học 83,2%; cấp học trung học cơ sở 94,9%; cấp học trung học phổ thông 97,0%).

Tuy nhiên tại hội nghị nà, không đưa ra thông tin phân tách thực trạng kiên cố hóa trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hiện nay, thực trạng về mạng lưới trường lớp ở địa bàn này chỉ có thể đánh giá qua báo cáo của các địa phương.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, năm 2013, cả nước có 553.181 phòng học; số phòng học kiên cố khoảng 364.367, đạt tỷ lệ 65,9%. Trong đó cấp học Mầm non tỷ lệ kiên cố hóa 47,7%; cấp học Tiểu học 61,6%; cấp học trung học cơ sở 80,5%; cấp học trung học phổ thông 90,4%.

Đơn cử như Cao Bằng, số liệu đưa ra tại Đai hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV tổ chức ngày 04/11/2024 cho thấy, tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa trên địa bàn tỉnh đạt trên 90%; tính đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ này đến năm 2029.

Còn tại Hà Giang, toàn tỉnh mới có 66,04% phòng học đạt tỷ lệ kiên cố; 31,49% là phòng bán kiên cố và 2,46% là phòng học tạm. Tỉnh Tuyên Quang có số phòng kiên cố mới đạt 66,4%; phòng bán kiên cố chiếm 27%; phòng mượn, tạm chiếm 6,6 %. Tại tỉnh Bắc Kạn, tỷ lệ phòng học kiên cố là 71,1%;...

Cách đây 05 năm, thông tin từ cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019 cho thấy, các tỉnh có tỷ lệ trường học kiên cố thấp nhất cả nước, là Hậu Giang (67,5%), Bắc Kạn (69,9%), Tuyên Quang (77,4%); tỷ lệ điểm trường kiên cố thấp nhất được ghi nhận tại Tuyên Quang (14,5%), Long An (17,6%) và Hà Giang (22,9%)...

Điều tra thực trạng về trường lớp năm 2019 cũng cho thấy, ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ kiên cố trường học đạt 91,3%. Qua phân tích số liệu đã đưa ra thực trang là, tỷ lệ trường và điểm trường kiên cố tăng dần theo các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông.

Cả nước hiện vẫn còn 24,4% số phòng học chưa được kiên cố hóa, phòng học tạm bợ. (Trong ảnh: Cơ sở vật chất trường lớp xuống cấp ở điểm trường lẻ của Trường Mầm non xã Vân An, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn)
Cả nước hiện vẫn còn 24,4% số phòng học chưa được kiên cố hóa, phòng học tạm bợ. (Trong ảnh: Cơ sở vật chất trường lớp xuống cấp ở điểm trường lẻ của Trường Mầm non xã Vân An, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn)

Theo kết quả điều tra, mầm non là cấp có tỷ lệ trường chính và điểm trường kiên cố thấp nhất trong các cấp học (87,6% của trường chính và 53,5% của điểm trường). Trong khi đây là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, tình cảm, nhận thức xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em.

Còn ở cấp tiểu học, tỷ lệ kiên cố hóa trường chính đạt 91,2%, điểm trường đạt 53,7%; cấp trung học cơ sở có tỷ lệ kiên cố hóa trường chính là 96,8%, điểm trường là đạt 84,2%; cấp trung học phổ thông đạt 99,7% ở trường chính và 96,9% ở điểm trường.

Huy động mọi nguồn lực

Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu đến năm 2030, số phòng học được kiên cố hoá trên cả nước đạt 100%; đồng thời đầu tư xây dựng đủ số phòng công vụ cho giáo viên theo nhu cầu (khoảng 10.794 phòng công vụ cho giáo viên).

Trong đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), ngành Giáo dục phấn đấu hoàn thành mục tiêu 100% số trường, lớp học ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được xây dựng kiên cố.

Giai đoạn 2013 - 2023, cả nước đã huy động được khoảng 32.897 tỷ đồng để đầu tư kiến cố 35.984 phòng học và 1.216 phòng công vụ cho giáo viên.

Để thực hiện được các mục tiêu này, ngân sách nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư, củng cố mạng lưới trường lớp. 

Đây là kết quả phân tích trong công trình nghiên cứu của TS. Lê Thị Mai Hoa, Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương sau 10 năm (2012 – 2023) thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/1/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Theo TS. Lê Thị Mai Hoa, giai đoạn 2013 – 2023, chi ngân sách cho giáo dục năm sau có cao hơn năm trước, bình quân cả giai đoạn 2013 - 2022, tỷ lệ chi giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm là 17,37%. 

Nguồn lực đó cơ bản bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng trường lớp, cải thiện điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phát triển chương trình, ngành nghề đào tạo của bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục và đào tạo, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo.

“Tuy nhiên, ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chưa bảo đảm tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước để bảo đảm thực hiện các chính sách về học phí, lương nhà giáo và đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; trong khi số lượng cơ sở giáo dục, đào tạo nhiều và trải rộng khắp cả nước, đặc biệt ở cấp học mầm non và phổ thông yêu cầu ngân sách đầu tư rất lớn”, TS. Lê Thị Mai Hoa nhận định.

Bộ GD&ĐT phấn đấu đến năm 2030 đầu tư xây dựng đủ số phòng công vụ cho giáo viên theo nhu cầu (khoảng 10.794 phòng công vụ cho giáo viên).
Bộ GD&ĐT phấn đấu đến năm 2030 đầu tư xây dựng đủ số phòng công vụ cho giáo viên theo nhu cầu (khoảng 10.794 phòng công vụ cho giáo viên).

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 – 2023 được Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 25/10/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, hiện nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn còn thiếu hụt cơ sở vật chất, điều kiện học tập và làm việc của học sinh và giáo viên chưa được đảm bảo đầy đủ. Một số địa phương vẫn còn phòng học nhờ, phòng học mượn...; nhiều cơ sở giáo dục thiếu các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Vì vậy, bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, Phó Thủ tướng đề nghị, cần tiếp tục chung tay, huy động thêm các nguồn lực xã hội hoá để hoàn thành mục tiêu kiên cố hoá toàn bộ hệ thống trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên trong thời gian tới.

Những năm qua, bên cạnh ngân sách thì các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã huy động được nguồn lực từ cộng đồng để đầu tư, củng cố mạng lưới trường lớp, từ đó nâng tỷ lệ trường lớp được kiên cố hóa.

Các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã huy động được nguồn lực từ cộng đồng để đầu tư, củng cố mạng lưới trường lớp, từ đó nâng tỷ lệ trường lớp được kiên cố hóa. (Trong ảnh: Điểm trường Mầm non Tung Quang Lìn thuộc trường Mầm non Sàng Ma Sáo huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được đầu tư từ nguồn xã hội hóa)
Các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã huy động được nguồn lực từ cộng đồng để đầu tư, củng cố mạng lưới trường lớp, từ đó nâng tỷ lệ trường lớp được kiên cố hóa. (Trong ảnh: Điểm trường Mầm non Tung Quang Lìn thuộc trường Mầm non Sàng Ma Sáo huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được đầu tư từ nguồn xã hội hóa)

Đơn cử tại Yên Bái, giai đoạn 2013-2023, tỉnh đã huy động được 223,78 tỷ đồng từ nguồn lực xã hội hóa giúp tăng thêm 455 phòng học và 36 phòng công vụ cho giáo viên của 79 trường học được xây dựng kiên cố.

Năm 2013, toàn tỉnh có 6.069 phòng học các cấp, trong đó có 4.115 phòng kiên cố (đạt tỷ lệ 68%) Đến năm 2023, toàn tỉnh có 6.871 phòng học, trong đó có 6.026 phòng kiên cố (đạt tỷ lệ 87,7%).

Còn tại Điện Biên, trong mười năm (2013 – 2023), tỉnh đã huy động 585,8 tỷ đồng từ xã hội hóa để xây dựng 826 phòng học và 192 phòng công vụ cho giáo viên với tổng số tiền. Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 7.333 phòng học trong đó có 5.493 phòng học kiên cố hóa, chiếm tỷ lệ 74,91% (tăng 20,6% so với năm 2013).

Số liệu về thực trạng trường lớp học ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được thu thập trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III được tổ chức từ ngày 01/7 đến 15/8/2024; dự kiến công bố vài tháng 7/2025. Đây là bộ dữ liệu tham chiếu quan trọng để các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi để khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của cộng đồng vào công cuộc xã hội hoá giáo dục, trong đó chú trọng kiên cố hóa trường lớp học ở địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Theo báo cáo của Bộ GDĐT, hiện trên cả nước tỉ lệ kiên cố hóa bình quân đạt 86%, riêng mầm non và tiểu học đạt 83%. Tỉ lệ này đã là rất cao so với 10 năm trước nhưng số chưa kiên cố hóa lại chủ yếu tập trung ở các tỉnh khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc và vùng khó khăn, (như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, khu vực Trung Bộ và cả Tây Nam Bộ), tỉ lệ chưa kiên cố hóa phòng học bậc mầm non và tiểu học nhiều tỉnh còn tới trên 40% (Đắk Nông, Kon Tum, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu…).

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.