Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhận diện lũ bùn để giảm thiểu thiệt hại

Khánh Thi - 19:50, 11/11/2020

Lũ bùn đá là một hình thái thiên tai đặc biệt nguy hiểm. Lũ thường đến bất ngờ và cuốn phăng, vùi lấp mọi thứ trên đường đi. Lũ bùn cũng được xem là một “tai biến” của sạt lở đất.

Vụ sạt lở đất rạng sáng ngày 11/11/2020 tại thôn thôn Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Vụ sạt lở đất rạng sáng ngày 11/11/2020 tại thôn thôn Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi

Dòng sông bùn sau sạt lở

Trưa 11/11/2020, thông tin từ ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) cho biết tại địa phương vừa xảy ra trận sạt lở chưa từng có. Cụ thể, địa điểm xảy ra vụ sạt lở ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long. Khu vực sạt lở rộng đến 1ha, kéo theo khối lượng bùn đất đổ xuống tạo thành dòng lũ bùn chảy như sông xuống triền đồi.

Theo ông Vượt, trận lũ bùn rạng sáng ngày 11/11 đã uy hiếp ngôi làng có gần 60 hộ với gần 200 người. May mắn, chính quyền địa phương đã chủ động di dời dân từ đầu mùa mưa nên dòng sông bùn chỉ phá hỏng làng mạc, nhà cửa, không có thiệt hại về người.

Hiện mọi tuyến đường vào khu vực sạt lở đã được chính quyền địa phương bố trí lực lượng chốt chặn và lập barie phong tỏa, không cho bất kỳ ai ra vào. Mức độ nguy hiểm được địa phương cảnh báo ở mức tối đa.

Như vậy, cùng với các hình thái thiên tai khác, lũ bùn đang trực tiếp đe dọa cuộc sống của những người dân dang sinh sống ở vùng có nguy cơ sạt lở cao. Còn nhớ, cách đây hơn 1 năm, vào 8 giờ sáng ngày 3/8, đợt lũ bùn khủng khiếp đã tràn qua bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quang Sơn (Thanh Hóa) cuốn trôi Nhà văn hóa và 35 hộ dân. Dân tình hoảng loạn tháo chạy, nhưng có 14 người không kịp chạy đã bị lũ cuốn trôi.

Tại hội nghị đánh nguyên nhân cũng như bài học, kinh nghiệm và đề ra công việc tái thiết, phục hồi cho bản Sa Ná và các bản khu vực miền núi ở Thanh Hóa  nói riêng cũng như các tỉnh nói chung do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày 20/8/2019, ông Vũ Văn Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn đã chia sẻ: “Tại thời điểm 7h40phút ngày 3/8, lũ đợt 1 xuất hiện tại suối Son chảy từ Lào qua bản Son – Sa Ná đổ về sông Luồng. Chỉ sau đó 20 phút, đúng 8 giờ, đợtlũ khủng khiếp thứ 2 tràn về (chủ yếu là bùn loãng, cây cối) tràn qua bản cuốn trôi Nhà văn hóa và 35 hộ dân, vùi lấp 14 người”.

Bản Sa Ná tan hoang sau trận lũ bùn sáng ngày 3/8/2020 (Ảnh tư liệu)
Bản Sa Ná tan hoang sau trận lũ bùn sáng ngày 3/8/2020 (Ảnh tư liệu)

Nhận diện nguyên nhân

Theo nhận định của các chuyên gia địa chất, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lũ quét, lũ bùn. Về khách quan, khi phát sinh những trận mưa rào có lưu lượng lớn, kèm theo gió bão có thể xảy ra lũ quét, lũ bùn đá. Lũ quét, lũ bùn xảy ra đột ngột và nhanh chóng có tốc độ chảy lớn ở các thung lũng sông, các hẻm suối, sườn núi tạo thành các dòng chảy tạm thời, thường chỉ trong 3 đến 5 giờ, kèm theo là những đợt sóng của dòng chảy do bị tắc nghẽn, nhưng sau đó lại được khai thông do sức ép của khối vật chất mang theo mỗi lúc một nhiều, do đó thời gian có thể lại tăng lên tới 8 - 12 giờ.

Lấy ví dụ trận lũ ở bản Sa Ná, sau khi thảm họa xảy ra, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã thành lập đoàn để đánh giá nguyên nhân. Sau khi phân tích các dữ liệu, các chuyên gia của đoàn công tác đã nhận định, lũ quét ở suối Son là lũ quét nghẽn dòng do cây cối từ thượng nguồn trôi về tạo đập tạm nơi dòng suối bị co hẹp tự nhiên, sau đó mưa cường độ lớn làm nước dâng nhanh và phá vỡ đập tạm tạo sóng lũ về hạ lưu.

Dòng nước lũ kèm cây cối bị dồn vào đoạn suối hẹp hơn so với trước đó nên gia tăng tốc độ và chuyển hướng, hướng thẳng vào các ngôi nhà ở bản Sa Ná chứ không chảy theo dòng suối uốn lượn bên cạnh bản như các trường hợp lũ nhỏ. Đây là nguyên nhân chính gây thiệt hại về người, tài sản của bản Sa Ná.

Tắc nghẽn dòng khiến suối Son đổi hưởng quét qua bản Sa Ná (Ảnh tư liệu)
Tắc nghẽn dòng khiến suối Son đổi hưởng quét qua bản Sa Ná (Ảnh tư liệu)

Ngoài những yếu tố tự nhiên, theo các nhà khoa học, những hoạt động kinh tế chính của con người ở vùng miền núi cũng dẫn đến việc tăng cường lũ quét, lũ bùn đá. Đó là việc làm mất rừng đầu nguồn; khai thác khoáng sản bừa bãi, thiếu quy hoạch; xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông... làm cản trở và thu hẹp dòng chảy của các hệ thống. Ngoài ra, do tập quán và điều kiện sản xuất, bà con các dân tộc thường lựa chọn sống gần nguồn nước, ven bờ sông suối hay trên các sườn núi cao... Đây là những nơi thường hứng chịu nhiều hơn về tần suất xảy ra lũ quét, sạt lở.

Giải pháp giảm thiểu thiệt hại

Tại hội nghị đánh nguyên nhân cũng như bài học, kinh nghiệm và đề ra công việc tái thiết, phục hồi cho bản Sa Ná diễn ra ngày 20/8/2019, chính Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, ông Vũ Văn Đạt đã đưa ra những giải pháp cụ thể để ứng phó với lũ bùn, lũ quét. Ông Đạt cho rằng, tính chủ quan của đồng bào trong mùa mưa bão còn chưa khắc phục. Đồng bào vẫn hay đánh cá trên sông, suối; vớt gỗ, vớt củi, vớt động vật trôi sông khi lũ về.

“Họ cũng chủ quan vượt sông, vượt suối khi dòng nước xiết, không áo phao, vật bảo hộ. Vậy nên chăng đưa các nội dung này thành những điều cấm trong quy ước, hương ước làng bản, và có chế tài phạt dựa trên sự thống nhất của cộng đồng”, ông Đạt đã đề xuất như vậy.

Còn sau những sự cố sạt lở nghiêm trọng xảy ra ở khu vực miền Trung trong tháng 10/2020, ông Trần Tân Văn - Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cũng đã đưa ra những chỉ dẫn có thể xem là xác đáng để giảm thiểu thiệt hại. Theo ông Văn, để giảm được những nguy cơ này, chúng ta phải có những thay đổi trong nhận thực cũng như hành động. Nhận thức về bão lũ thiên tai cần phải được đầy đủ.

“Chúng ta rất quan tâm đến trước và trong cơn bão nhưng sau khi cơn bão qua đi thì chúng ta lại chủ quan. Trượt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau bão, thậm chí là sau vài hôm. Vì thế, chính quyền địa phương cùng Nhân dân phải tiếp tục cảnh giác để giảm nhẹ tối đa thiệt hại’, ông Văn cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.