Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ động thích ứng với thiên tai

Khánh Thư - 22:32, 06/11/2020

Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Để bảo đảm an toàn tính mạng người dân vùng lũ, bên cạnh những giải pháp mang tính vĩ mô thì cần có những biện pháp cụ thể, hiệu quả cao. Mô hình nhà chống lũ cùng với việc áp dụng nhuần nhuyễn phương án “4 tại chỗ” ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) là mô hình hiệu quả thiết thực, rất cần được nhân rộng.

Xã Tân Hóa chìm trong nước trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua (Ảnh: TL)
Xã Tân Hóa chìm trong nước trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua (Ảnh: TL)

Xã Tân Hóa được xem là “rốn lũ” của huyện Minh Hóa. Xung quanh bao bọc bởi núi cao, cứ đến mùa mưa bão, cả xã Tân Hóa bị ngập sâu từ 2 - 3m. Trong đợt lũ tháng 10 vừa qua, toàn xã có 706 hộ thì 682 hộ có nhà bị ngập; một số nơi trong xã ngập sâu 6 – 7m.

Theo thông tin từ ông Trương Thanh Duẩn, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa, trước đây, mỗi khi mưa lớn, người dân Tân Hóa phải kéo nhau lên bìa rừng hoặc núi cao tránh lũ, đối mặt với đói rét, bệnh tật do nước lũ cô lập dài ngày; tài sản xe máy, tivi, tủ lạnh, heo gà, trâu bò... không kịp di chuyển đều bị cuốn theo dòng nước dữ. Nhưng mùa mưa bão những năm gần đây, người dân nơi đây không còn phải lo “chạy lũ”. Ấy là nhờ mô hình nhà phao tránh lũ.

 1
Nhà phao giúp người dân xã Tân Hóa giảm được thiệt hại do thiên tai

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau đợt lũ lịch sử năm 2010, người dân xã Tân Hóa đã có sáng kiến làm nhà phao để “sống chung với lũ”. Bên cạnh căn nhà chính, người dân nơi đây đã làm thêm căn nhà phao, với móng nhà là 20 – 30 chiếc thùng phuy rỗng kết lại.

Bình thường thì nhà phao dùng để làm kho chứa đồ; khi xảy ra mưa lũ, người dân chuyển đồ đạc, tài sản, lương thực, thực phẩm lên nhà phao để ở. Nhờ các thùng phuy, khi nước dâng cao, căn nhà phao nổi theo nước. Nếu lũ kéo dài nhiều ngày thì người dân vẫn nấu ăn, sinh hoạt bình thường ngay trên nhà tránh lũ.

Tính đến nay, hơn 3.250 ngôi nhà chống chịu bão, lụt đã được xây dựng tại 5 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thanh Hóa. Riêng ở tỉnh Quảng BÌnh đã có gần 2.500 ngôi nhà phao chống lũ. Đây là những công trình không những bảo vệ được tính mạng mà còn bảo đảm được tài sản cho người dân mỗi mùa mưa lũ về.

Thông tin từ Chủ tịch UBND xã Tân Hóa cho thấy, hiện toàn xã đã có 540 hộ có nhà phao. Ngoài những hộ khá giả tự đầu tư, các hộ khó khăn hơn được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ để làm nhà phao tránh lũ. Đặc biệt, năm 2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình hỗ trợ xã Tân Hóa 58 nhà phao. Nhờ đó, trong đợt lũ dữ vừa qua, người dân xã Tân Hóa cơ bản không những không lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất” mà còn bảo đảm được an toàn tính mạng và tài sản.

Cùng với đó, khi được cảnh báo thiên tai mưa lũ, xã Tân Hóa đã chủ động đưa lương thực dự trữ vào từng bản làng trước khi lũ chia cắt. Ngoài ra, trước tình mưa lũ diễn biến phức tạp, xã vận động, hướng dẫn người dân chủ động đưa hơn 2.000 con trâu, bò lên vùng cao để tránh lũ; các tài sản lớn trong nhà không thể đưa được lên nhà nổi thì kê kích lên cao và buộc cẩn thận để phòng tránh bị trôi, hư hỏng. Mô hình nhà phao tránh lũ kết hợp phương châm “4 tại chỗ” đã phát huy được hiệu quả trong phòng chống thiên tai ở Tân Hóa.

“Người dân nơi đây vốn sống chung với lũ, do đó bà con có nhận thức cao trong vấn đề phòng chống thiên tai. Đa số bà con đều có nhà phao và có đò để đi lại, vận chuyển người và tài sản đến nơi an toàn. Người dân nơi đây rất chủ động”, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa Trương Văn Duẩn chia sẻ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, chi phí để làm một nhà phao tránh lũ không quá đắt. Để làm một căn nhà phao rộng 15 - 20m2, bà con đầu tư khoảng 30 - 35 triệu đồng. Khi nước lũ về, đây là nơi cư trú cho cả gia đình từ 8 đến 10 người và còn chứa thêm được các vật dụng thiết yếu và các tài sản có giá trị như tivi, xe máy, lương thực...

Khoản kinh phí 30 - 35 triệu đồng cho mỗi hộ gia đình không quá lớn và có lẽ cũng là một gợi ý thiết thực cho các tổ chức, các chương trình từ thiện, hỗ trợ miền Trung trong nỗ lực chung ta phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đây cũng là một vấn đề đáng lưu tâm đối với các địa phương thười xuyên đối diện mưa lũ, ngập lụt trên cả nước.

 


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.