Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhạc sĩ Phú Quang qua đời

T.Hợp - 14:33, 08/12/2021

Vào lúc 8 giờ 45 phút sáng 8/12, nhạc sĩ Phú Quang đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 72, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô Hà Nội, sau gần 2 năm nằm viện điều trị vì biến chứng bệnh tiểu đường.

Nhạc sĩ Phú Quang qua đời ở tuổi 72
Nhạc sĩ Phú Quang qua đời ở tuổi 72

Nhạc sĩ Phú Quang (sinh ngày 13/10/1949, tại Phú Thọ), tên đầy đủ là Nguyễn Phú Quang. Ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc trữ tình, đặc biệt là về Hà Nội và mùa thu. 

Nhạc sĩ Phú Quang từng chia sẻ ông yêu Hà Nội vì Hà Nội là quê hương. Ông là một phần của Hà Nội, nên lẽ đương nhiên như bao người có quê khác, ông thiên vị với Hà Nội. Thêm vào đó, ông là một "thổ dân" của Hà Nội chứ không phải là một lữ khách thích ồn ào thường vội vàng lướt qua rồi không ngoái đầu nhìn lại. Ông quan sát Hà Nội kỹ, cảm nhận sâu, hiểu Hà Nội tỉ mỉ hơn người khác, và bởi thế mà yêu say đắm.

Với giai điệu đẹp, trữ tình, có sức lắng đọng trong tâm hồn người nghe, nhạc sĩ Phú Quang là tác giả có những sáng tác được giới trẻ rất yêu thích. Ông đã nhiều lần tổ chức các đêm nhạc và dẫn các đoàn nghệ sĩ đi biểu diễn tại cộng đồng người Việt ở nước ngoài. 

Nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc và sáng tác giả hàng trăm ca khúc trữ tình nổi tiếng như: Nỗi nhớ mùa đông, Biển nỗi nhớ và em, Mơ về nơi xa lắm, Đâu phải bởi mùa thu, Về lại phố xưa, Nỗi buồn, Thương lắm tóc dài ơi, Một dại khờ, một tôi, Điều giản dị… Trong đó, có nhiều bản tình ca thể hiện tình yêu, nỗi nhớ da diết với Hà Nội như: Em ơi, Hà Nội phố, Hà Nội ngày trở về, Im lặng đêm Hà Nội, Chiều phủ Tây Hồ… 

Ngoài ra, trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Phú Quang còn viết rất nhiều nhạc sân khấu, điện ảnh, nhạc thính phòng, giao hưởng, nhạc múa, nhạc nền cho cải lương.  Nhiều trích đoạn hoà tấu của ông đã thành nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam, đặc biệt phần âm nhạc của ông đã góp phần vào thành công của nhiều bộ phim sáng giá của điện ảnh Việt Nam: Bao giờ cho đến tháng Mười (Đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh), Ai xuôi vạn lý (Đạo diễn Lê Hoàng), Vị đắng tình yêu (tập 1, Đạo diễn Lê Xuân Hoàng), Hải Nguyệt (Đạo diễn Trần Mỹ Hà). Ông cũng đã xuất bản tập bài hát Đâu phải bởi mùa thu (1990), Những tình khúc Phú Quang chọn lọc (46 bài, 1995).

Nhạc sĩ Phú Quang được vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú năm 2014" trong lễ mít tinh Kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014). Cuối năm 2020, Nhạc sĩ Phú Quang đã được trao Giải thưởng Lớn của Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội .

Vừa qua, bà Trịnh Anh Thư đã làm hồ sơ xét tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật 2021 cho chồng khi ông đang trên giường bệnh.

Theo danh sách Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch công bố, nhạc sĩ Phú Quang là một trong 37 tác giả được hội đồng chuyên ngành ngành cấp nhà nước thông qua hồ sơ. 5 ca khúc của ông được đề nghị vinh danh gồm: Em ơi! Hà Nội phố, Điều giản dị, Hà Nội ngày trở về, Chiều phủ Tây Hồ, khí nhạc Solo Fute et orchestre Tình yêu của biển.

Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật 2021 vẫn chưa được công bố. Và vậy là, ông cũng không kịp để nhận giải thưởng./.


Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.