Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhà văn trẻ Nguyễn Luân-thành công từ đam mê với đề tài miền núi

Lý Viết Trường - 19:26, 07/12/2020

Đam mê viết lách từ khi đang học phổ thông trung học, năm lớp 10, Nguyễn Luân đã có truyện ngắn đầu tiên in trên tạp chí tỉnh Lạng Sơn. Miệt mài với con đường sáng tác, đặc biệt là sự đam mê với những đề tài viết về miền núi, đã đưa tác giả trẻ Nguyễn Luân gia nhập vào “làng văn” cuối năm 2020, trở thành một trong những gương mặt trẻ nhất của Hội Nhà Văn Việt Nam hiện nay.


 Nhà văn trẻ Nguyễn Luân trong một chuyến đi thực tế.
Nhà văn trẻ Nguyễn Luân trong một chuyến đi thực tế.

Đam mê viết lách

Nguyễn Luân sinh năm 1990, tại một bản nghèo của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Mẹ là người Nùng, Luân được sinh ra và lớn lên trong không gian văn hóa dân tộc Nùng, nên tâm hồn văn chương của Luân được bồi đắp từ những khúc hát then ngọt ngào, bằng những làn điệu dân ca sli mượt mà, giàu hình ảnh.

Nghiệp viết đến với Nguyễn Luân một cách tự nhiên như những bông hoa mận ven đồi, cứ mùa xuân về lại nở. Học lên THCS, sau khi đọc những bài văn trong sách giáo khoa, Luân tự viết truyện và đưa cho cô giáo đọc, góp ý. Những câu chuyện diễn ra xung quanh trường lớp, bản làng được cậu học trò Nguyễn Luân đưa vào trang viết thật hồn nhiên, sinh động.

Khi ra thị trấn học lên THPT, Nguyễn Luân mạnh dạn gửi truyện ngắn về Tạp chí Văn nghệ xứ Lạng để thử sức, tác phẩm “Cồn hoa tím” đã được đăng sau đó. Dấu mốc này là động lực thôi thúc Nguyễn Luân viết nhiều hơn, từ đó nhiều tác phẩm mới lần lượt ra đời...

Lên đại học, Nguyễn Luân theo ngành Quản lý giáo dục, trong thời gian này, anh cũng đã thử viết một số chủ đề về cuộc sống học hành và bươn chải của giới trẻ ở phố thị. Nhưng loay hoay mãi đến khi nhận bằng cử nhân Quản lý giáo dục mà mảng mới này vẫn chưa có bài nào khiến Luân thật sự ưng ý.

Nhà văn trẻ Nguyễn Luân: Miệt mài theo đuổi đam mê 1

Theo đuổi đề tài viết về miền núi

Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Luân xây dựng gia đình và ở nhà phụ vợ bán hàng quần áo. Ban ngày hầu như anh phải dành toàn bộ thời gian để phụ vợ bán hàng, đêm về mới bắt đầu ngồi vào bàn viết lách.

Nguyễn Luân viết khá nhiều đề tài, nhưng nổi bật nhất là viết về miền núi, với phong cảnh thiên nhiên và những con người mộc mạc… Hơn 10 năm theo nghiệp văn chương, anh đã viết hàng trăm truyện ngắn và tản văn, trong đó rất nhiều tác phẩm đã được in trên các tạp chí văn nghệ danh tiếng như: Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo Văn nghệ, Văn nghệ Công an, Báo Nhân dân…

Mới đây anh vừa xuất bản 2 tập truyện ngắn, viết về miền núi là “Đôi mắt Sơn Dương” và “Bước về phía mặt trời”. Tập truyện “Đôi mắt người Sơn Dương” với 12 truyện ngắn, đã xoáy sâu vào bi kịch cá nhân của những con người sống ở miền núi cao. Mỗi người một số phận, phản ánh đầy đủ những khía cạnh rất đời của vùng miền núi.

“Bước về phía mặt trời” là truyện dài ghi lại cuộc sống của cậu bé người Nùng cùng những người bạn trong bối cảnh cuộc sống sinh hoạt của người nông dân miền núi.

Tháng 11/2020, Nguyễn Luân được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành một trong những nhà văn trẻ nhất Việt Nam. Với anh trở thành hội viên Hội Nhà văn là một dấu mốc lớn, nhưng đi cùng với vinh dự, thì bản thân Luân suy nghĩ càng phải có trách nhiệm hơn với từng con chữ, để khi mỗi đứa con tinh thần sinh ra đều được mọi người đón nhận, xứng đáng với danh hiệu nhà văn.

Nhà văn trẻ Nguyễn Luân đã đạt Giải thưởng VHNT Hoàng Văn Thụ lần thứ V, năm 2019; Giải C cuộc thi sáng tác năm 2016 - 2018, do Hội VHNT Lạng Sơn tổ chức; Tặng thưởng tác phẩm tiêu biểu trên Tạp chí Sông Thương, năm 2014; Giải Tư cuộc thi truyện ngắn “Lửa mới” 2018-2019, với 2 tác phẩm “Mây tía ngang trời” và “Bóng người dưới trăng”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.