Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhà nghiên cứu văn hoá “chân đất”

Hồng Phúc - 15:25, 18/05/2020

Ông Bùi Huy Vọng là người con của Mường Vang (xã Hương Nhượng, Lạc Sơn, Hoà Bình). Với niềm say mê văn hoá dân tộc và sự nỗ lực miệt mài gần 20 năm nay, hình ảnh ông đeo ba lô đi khắp mọi vùng miền của Tổ quốc đã trở thành quen thuộc đối với nhiều người.

Bằng sự tự học hỏi, nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng rất thành thạo công nghệ để áp dụng vào việc nghiên cứu văn hoá dân gian
Bằng sự tự học hỏi, nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng rất thành thạo công nghệ để áp dụng vào việc nghiên cứu văn hoá dân gian

Ông Bùi Huy Vọng là nông dân, nguồn thu nhập của ông chủ yếu vẫn từ ruộng vườn. Nay người ta thấy ông ở xã này, mai lại ở xã khác để gặp nghệ nhân, hoặc quay chụp những tiết mục hát đúp, hát giao duyên, hát dân ca Mường… Hình ảnh ông gắn với ba lô, máy ghi âm, máy ảnh đã trở nên quen thuộc. 

Ông Vọng còn tự bỏ tiền túi cho những chuyến điền dã ngoại tỉnh để thu thập tài liệu cho những nghiên cứu của mình. Ông trăn trở: “Sẽ rất uổng phí nếu những liên kết văn hoá của người Mường ở các vùng miền bị đứt gãy, việc của mình là ghép lại, ghi chép và lưu giữ”.

 Hành trình “bén duyên” với con đường nghiên cứu văn hoá Mường của ông Bùi Huy Vọng bắt đầu với lý do thật đơn giản là mong muốn góp một phần của mình vào công cuộc bảo tồn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc đang có nguy cơ mai một theo thời gian. Đã hơn 50 tuổi, nhưng ông Vọng lại thành thạo nhiều kỹ năng như: Quay chụp Video, dùng mạng xã hội như Youtube, Facebook. Hiện tại, ông đang sở hữu hai kênh trên Youtube với hàng chục Video về âm nhạc của người Mường, mỗi Video thường có vài nghìn người xem. 

Ông cho rằng, những “tài nguyên sống” là các nghệ nhân đang ngày một già đi, lớp kế cận chưa thực sự mặn mà với âm nhạc; những nét văn hoá Mường nên cần phải lưu lại ngay những tài sản văn hoá này bằng nhiều hình thức. Ông Vọng cũng cho biết, bảo tồn văn hoá trong thời hội nhập, con người cũng phải cập nhật những công nghệ mới; bởi đó là phương pháp quảng bá, truyền thông hiệu quả để thu hút đông đảo công chúng hơn. Đó cũng là sự trăn trở của ông trong hành trình nghiên cứu của mình. 

Hiện tại, nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng đã xuất bản gần 20 đầu sách được giới chuyên môn đánh giá cao. Ông sở hữu gia tài đồ sộ giải thưởng: Năm 2016 được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao giải A cho công trình “Nghệ thuật diễn xướng mo Mường”; Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao giải B cho công trình “Tục thờ cây si của người Mường”; Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tặng giải C cho công trình “Nghề dệt cổ truyền của người Mường”;… 

Năm 2017, ông được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho cụm các công trình: Phong tục làm Chay - Tập I: Tục làm Chay 7 cờ của người Mường (phần do mỡi làm chủ tế); Tang lễ cổ truyền của người Mường - 3 tập; giải B Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cho công trình “Khảo sát tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần bảo trợ tại nhà của người Mường”… 

Nhiều lễ hội văn hóa có ý nghĩa được phục dựng ở Lạc Sơn có bàn tay giúp sức của ông. Ông đang ấp ủ công trình nghiên cứu về lịch Kha Roi và sự khác nhau của chương Mo lên trời của người Mường ở các vùng miền. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.